Page 170 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 170

Tây đã gặp các lực cản rất lớn, nhất là trong giới trí thức khoa
          bảng Tây phương. Roger pol Droi đã viết một bài báo đăng
          trên tờ tạp chí “Le nouvel observateur” tháng 4,5 và 6/2003, số
          đặc biệt về Phật Giáo dưới nhan đề “Phật Giáo và Hư Vô Chủ
          Nghĩa: (Le Grand Christ du Vide”) đã đưa ra nhận xét:
               “Ít có nhà nghiên cứu nào ở Tây phương tự hỏi đối tượng
          của trí thức được gọi là Phật Giáo đã được khởi thảo như thế
          nào. Câu trả lời có vẻ quá hiển nhiên, quá giản dị đến nỗi
          tưởng như không cần phải đặt ra: Phật Giáo hiện hữu từ khi
          Phật thuyết pháp và Tây phương biết Phật Giáo dần dần. Chỉ
          thế thôi. Chắc chắn người ta đã nhìn sơ qua các chủ thuyết tùy
          theo thời đại, theo nguồn thông tin, theo khả năng ngữ văn và
          cơ cấu tinh thần của những chứng nhân. Dù vậy, căn bản mà
          nói, có thể đã có một cái gì đáng gọi là “Phật Giáo” hiện diện
          và những người Châu Âu hiểu dần dần, như họ đã phát hiện
          ra những con hải sư có lông hay quần đảo Kerguelen.”
               “Lúc này (tức vào 1820 ghi chú của người viết) cuộc nghiên
          cứu rời bỏ chân trời huyền thoại để đi vào không gian lịch sử.
          Người ta bắt đầu sử dụng một từ cho đến lúc đó vẫn chưa hiện
          hữu: “bouddhisme”. Từ này chưa hề được dùng đến trong bất
          kỳ ngôn ngữ nào ở Châu Âu. Sự ra đời của nó là dấu chỉ cho
          một đối tượng tri thức mới, đến lúc đó còn vắng mặt. Ở Pháp,
          Michel Jean Francois Ozeray dùng từ “bouddhisme” từ năm
          1817; Benjamin Constant dùng từ “bouddhisme” năm1827;
          Eugène Burnouf và Christian Lassen dùng từ “bouddhisme”
          năm 1826 trong tác phẩm “Essai sur le Pali”. Từ “bouddhism”
          xuất hiện lần đầu trong Anh ngữ qua tựa đề của một tác phẩm
          của Edward Upham “The History & Doctrine of Buddhism”
          năm 1829, nhưng người ta đã dùng từ này từ nhiều năm trước
          đó. Ở Ðức, năm 1819, Schopehauer dùng “bouddhaismus”,
          từ còn được dùng cho đến giữa thế kỷ 19, trước khi được thay
          thế hẳn bởi một từ khác của Hégel được ông sử dụng từ năm
          1827: “buddhismus”.
               “Việc khám phá ra Phật Giáo trước hết bắt nguồn từ sự
          phát triển của phương pháp đối chiếu, là thứ lý thuyết pha
          trộn các quy phạm Ðông phương học riêng biệt. Do sự truyền
          bá giáo lý Phật Giáo ra khắp Á Châu. Và vì sự biến mất của
          nó ở Ấn Ðộ vào thế kỷ thứ 11, việc xác định mốc điểm đòi hỏi


                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 169
   165   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175