Page 166 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 166
đoán trong phát biểu hay nhận định. Lắng nghe để tìm hiểu
và biết nhìn sự khác biệt của người khác. Bất kể vấn đề là gì,
trầm trọng đến đâu chăng nữa, tình thương sẽ hóa giải mọi
bất đồng (no matter what the problem, love is the answer) hay
nói theo Nguyễn Trãi:
“Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn,
Lấy chí nhân mà thay cường bạo”.
5. Xây dựng quan hệ hài hòa, đồng hành và chia sẻ. Xung
đột chỉ xảy ra khi con người tìm cách tranh giành cho mình
phần thắng, phần hơn, phần có lý, tìm cách hạ bệ kẻ khác về
mặt giá trị và quyền lợi.
6. Biết chuyển biến từ không ra có, từ yếu thành mạnh, từ
ít ra nhiều. Có nghĩa là biết phối hợp âm và dương, nước và
non, Tiên và Rồng, thuyền và nước.
7. Luôn luôn tìm cách nhân rộng mặt hay, mặt tốt trong
mỗi mặt con người chúng ta. Luôn luôn làm cho đức sáng
ngày càng ngời sáng.
(Tóm lược ý của GS Thành, sđd, tr. 25-41)
Sách lược “Tâm công” với 7 quy luật hay 7 động tác như
đã trình bày ở phần trên được Nguyễn Trãi đem áp dụng vào
kế sách chống xâm lược nhà Minh.
Nguyễn Trãi đã chọn Lê Lợi làm minh chủ và ông đã
đóng góp được gì cho công cuộc giải phóng đất nước. Điều
này, Giáo Sư Thành đã trả lời trong Chương II.
“Với Bình Ngô Sách, Nguyễn Trãi đã cống hiến cho Lê
Lợi bốn loại đóng góp khác nhau, khả dĩ nâng cấp chất lượng
của vị này trong chiều hướng hiểu biết luật trời, luật đất, luật
biến cố và luật của lòng người” (N.V.T, sđd, tr. 59).
- Đóng góp thứ nhất của Nguyễn Trãi là giúp Lê Lợi hiểu
được luật trời.
- Đóng góp thứ hai của Nguyễn Trãi là giúp Lê Lợi hiểu
được lòng người.
- Đóng góp thứ ba là chứng minh cho Lê Lợi sức mạnh
của một tấm lòng bất khuất, vô úy có nghĩa là không sợ chết vì
lẽ phải và tình thương.
- Đóng góp thứ tư là gây ý thức cho Lê Lợi về vị trí của
tinh thần bất bạo động giữa đoàn lũ có thói quen trả thù, đòi
nợ máu, nhất là sau một thời gian bị đàn áp, bóc lột và tàn sát
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 165