Page 165 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 165

đầu trong mối tương quan giữa người với người (thù địch
           hay thân thiện). Đây cũng là lãnh vực mà kiến thức của người
           viết không cho phép mình đào sâu được nhiều. Tuy thế, qua
           nội dung cuốn sách, mọi người có thể hiểu được rằng Giáo Sư
           Nguyễn Văn Thành đã nỗ lực hệ thống hóa sách lược “Tâm
           Công” của Nguyễn Trãi nhằm kết hợp lòng người trong cuộc
           kháng chiến trường kỳ và đầy gian khổ.
               Để trả lời sách lược “Tâm Công” của Nguyễn Trãi được
           trình bày trong hoàn cảnh nào? Giáo Sư Thành đã định nghĩa
           (trong Chương I): Tâm công là đánh vào lòng người, thu phục
           nhân tâm. “Cho nên, trong từng hoàn cảnh, “tâm công” nhắn
           nhủ mỗi người: hãy mang đến cho nhau một tấm lòng. Không
           có cách xây dựng đất nước nào hữu hiệu và cơ bản cho bằng
           cách trao cho nhau một tấm lòng đầy yêu thương và tha thứ”
           (N.V.T, “Nguyễn Trãi: Một Tấm Lòng Vạn Xuân và Đại Việt”,
           France, Định Hướng tùng thư, 2001, tr. 11).
               Sách lược “Tâm Công” theo Giáo Sư Thành, Nguyễn
           Trãi đã trình lên Hồ Quý Ly khi quân Minh bắt đầu xâm lược
           nước ta, nhưng nhà Hồ đã không kết hợp được lòng người, đã
           không “lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn; lấy chí nhân mà thay
           cường bạo” nên đã không ngăn chận được gót chân xâm lăng
           của địch thù phương Bắc. Kể từ 1417, Nguyễn Trãi đã từng
           tìm đến Lỗi Giang, thuộc tỉnh Thanh Hóa dâng “Bình Ngô
           Sách” cho Lê Lợi, thủ lãnh của nghĩa quân Lam Sơn. Sách lược
           “Tâm Công” kể từ nay được Nguyễn Trãi vận dụng trong mọi
           hoàn cảnh suốt cả đoạn đường dài 10 năm kháng chiến. Khi
           phân tích sách lược “Tâm Công” này của Nguyễn Trãi, Giáo
           Sư Thành đã cho rằng “tâm công” là một tiến trình văn hóa
           bao gồm bảy quy luật tất yếu sau đây:
               1. Không ngừng sáng tạo: phải sáng tạo để hoàn thiện
           tiến trình chinh phục lòng người. “Mọi người có quyền làm
           người và có quyền được cư xử, đãi ngộ như một con người
           toàn phần”.
               2. Kết hợp một cách hài hòa bên trong và bên ngoài (tức
           kết hợp giữa tâm và thân).
               3. Có khả năng sắp xếp sự việc theo từng mục tiêu ngắn
           hạn, dài hạn, quan trọng ít hay nhiều....
               4. Biết lắng nghe người đối diện, không áp đặt hay độc


           164 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170