Page 164 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 164

“Nguyễn Trãi” (1973); Võ Văn Ái, “Nguyễn Trãi: Sinh Thức
          và Hành Động” (1981); Bùi Văn Nguyên, “Nguyễn Trãi và Bản
          Hùng Ca  Đại Cáo” (1999); Nguyễn Thạch Giang, “Nguyễn
          Trãi: Quốc Âm Thi Tập” (2000)...
               Nhưng theo ý kiến riêng của người viết thì tác phẩm:
          “Nguyễn Trãi: Một Tấm Lòng Vạn Xuân và Đại Việt” (2001)
          của Giáo Sư Nguyễn Văn Thành quả là một khai triển độc đáo
          về sách lược “Tâm Công” mà mưu sĩ lỗi lạc của Lê Lợi đã vận
          dụng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
               Đây không phải là một tác phẩm mang tính hàn lâm của
          một công trình biên khảo sử học, lại không là một cuốn sách
          ca ngợi tài năng văn chương của Nguyễn Trãi. Công trình
          của Giáo Sư Nguyễn Văn Thành là một nỗ lực suy tư, chứng
          nghiệm từ những dữ kiện lịch sử để rút tỉa những bài học cần
          thiết cho mọi người từ giai tầng lãnh đạo cho đến thứ dân
          trong cộng đồng, trong quốc gia và rộng ra trong mối tương
          quan nhân loại, giữa người và người.
               Là một chuyên gia ngành tâm lý và phân tâm học, tốt
          nghiệp tại Thụy Sĩ và Pháp, giảng dạy tại các trường  Đại
          Học Huế, Đại Học Vạn Hạnh, Đại Học Minh Đức trước đây
          tại miền Nam, Giáo Sư Nguyễn Văn Thành đã sử dụng vốn
          liếng chiều sâu của mình để phân tích những tác động thuộc
          lãnh vực chiến tranh tâm lý trong sách lược “tâm công” của
          Nguyễn Trãi, hệ thống hóa sách lược này theo các định chuẩn
          phân tâm học rồi lý giải và chứng minh bằng những sử kiện
          lịch sử. Từ đó, diễn dịch pháp và quy nạp pháp được Giáo
          Sư vận dụng tối đa để rút tỉa đúc kết thành những phạm trù
          thiết yếu trong cuộc sống khi phải đối đầu với những xung
          đột chiến tranh giữa những kẻ thù, khi phải giải quyết những
          bất đồng giữa bạn bè thân thuộc, người cộng sự hay rộng ra
          ngoài giữa người với người. Những bài học thật xâu xa và đầy
          ắp tình người bàng bạc trong suốt tác phẩm này của Giáo Sư
          Nguyễn Văn Thành.
               Tác phẩm này quả thật không dễ đọc và dễ hiểu đối với
          trình độ của một số người vì đây không thuần túy là một cuốn
          sách về lịch sử phổ thông hay văn học tổng quát. Tác phẩm
          này là một tập hợp phân tích về tâm lý học, đúng hơn thuộc
          về môn phân tâm học ứng dụng, lý giải về hiện tượng đối


                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 163
   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169