Page 159 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 159
đọc có thể có cảm tưởng rằng tôi đã cố tình bênh vực Nguyễn Ánh
và hạ giá nhà Tây Sơn xuống. Thật ra, đó không phải là ý của tôi, và
dầu tôi có ý đó, cũng không sao thực hiện được, vì lịch sử là lịch sử,
và khen hay chê là sự kiện do lịch sử để lại nó khen hay chê, chứ một
cá nhân nào tự ý, vì một lý do u ẩn nào đó, muốn khen hay muốn
chê mà được” (Nguyễn Phương, Đại Học số năm 1964, trang
667-695, Chung quanh vấn đề: Ai đã thống nhất Việt Nam: Nguyễn
Huệ hay Nguyễn Ánh? Trả lời ông Văn Tân, nhà viết sử miền
Bắc, Tập san Nghiên Cứu Lịch Sử, Hà-nội).
6. Nguyên văn số 6 (chú thích số 53): “Đọc những câu vừa
trích đó của ông Văn Tân, người sung sướng hả hê nhất chính là
Nguyễn Phương này, thì tôi thấy rõ được tất cả sự thất thế của ông
Văn Tân khi ông đưa ra những khí giới yếu ớt như vậy để bênh vực
lý luận của ông. Để ý đến những câu đó, tôi nhận được hai phần
trước bộc bạch tình trạng chột dạ của ông, ăn từ đoạn trích cho đến
hết câu: “ông Nguyễn Phương mong muốn”, và phần kia chứng
minh ông xuyên tạc lịch sử, ăn từ đầu câu sau cho đến hết đoạn. Tôi
đã bóp trán tìm lý do của sự chột dạ ê chề nơi ông Văn Tân. Không
phải lẫn lộn chính trị hiện thời với lịch sử một cách dễ dàng như ông
Văn Tân, sau một hồi suy nghĩ lâu tôi cũng thấy được lý do tôi tìm.
Thì ra, ông Văn Tân hốt hoảng lên như vậy là vì trong bài của tôi ở
Bách Khoa số 149, tôi đã nhấn mạnh vào ý nghĩa cuộc Bắc tiến thống
nhất của Nguyễn Ánh. Tôi đã viết:
“Quả thế, với Nguyễn Ánh, nước Việt Nam không còn đâu là
xa, không còn đâu là cuối, hay nói cách khác, không còn đâu là kém
giá, là không đáng kể, vì Nguyễn Ánh đã bắt đầu từ chỗ cuối cùng
từ chỗ xa nhất, lấy đó làm căn bản để tiến. Trong những cuộc tranh
đấu chống Tây Sơn, toàn đất Gia Định đã nhuốm máu các anh hùng
dân tộc, máu ông. Qua 14 năm trời, sau những ngày lao nhọc, vào
sinh ra tử, của những trận giặc gió mùa, Gia Định đã là nhà, là chỗ
an toàn cho cả đoàn quân ông, cho ông. Thay vì theo đà Nam tiến
từ trước đến giờ, nay Nguyễn Ánh đã Bắc tiến không phải từ
Qui Nhơn hay Thuận Hóa, mà từ Gia Định, một địa điểm xa
vòi vọi đối với Thăng Long.
“Có lẽ ông Văn Tân sợ lịch sử lặp lại (như người ta thường nói:
L’histoire est un perpétuel recommencement) và ông phải van lớn
lên để may ra trấn áp được nỗi sợ sệt riêng tư của ông chăng. Phần
tôi, tôi nói thật với ông Văn Tân rằng khi viết bài: “Ai đã thống nhất
158 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai