Page 154 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 154

hổ. Đây là chính trị cho phép đế quốc Mỹ cướp nước và chính trị
          bán nước cho những tên phản bội Việt gian lừa gạt hiện đang xâu xé
          nhau ở Sàigòn (56) (Xem thêm nguyên văn số 8).
               Với bài viết sau cùng này, quan niệm của Văn Tân về sử
          học và chính trị đã hơi có phần đổi khác. Ông ta không những
          chỉ thay đổi nhận định của mình về bản chất kết gắn với nhau
          của lịch sử và chính trị, mà còn công bố rằng lịch sử phải phục
          vụ một lãnh vực nào đó của chính trị và lối giải thích về lịch sử
          mang tính chính trị đó của Nguyễn Phương đơn giản không
          phải là điều mà ông ta có thể hỗ trợ được. Vấn đề liên quan
          với bản phân tích của Nguyễn Phương, theo Văn Tân, chính
          là lối giải thích các biến cố mang yếu tính tư bản và thiên về
          Công Giáo, không nhất quán với “tinh thần nghiên cứu khoa
          học thực sự” (57). Như thế, dù cứ khăng khăng về tầm quan
          trọng của chính trị trong việc xác định nội dung của lịch sử,
          Văn Tân quả thực bị thu hút vào ý niệm “một nền chính trị
          thực” và “một nền lịch sử thực” giống như những kẻ đối luận
          với mình. Dù họ khác nhau về ý thức hệ, cuối cùng rồi, đối
          với cả Văn Tân và Nguyễn Phương, sự trình bày về lịch sử chỉ
          là sắp xếp các biến cố và kiến thức về quá khứ lại thành một
          trật tự vừa có ý nghĩa vừa đúng sự thật, trong khi lịch sử của
          người khác thì chỉ gồm toàn những đòi hỏi và những giả định
          về một quá khứ không có cơ sở trong thực tế.

          Những ẩn dụ, sự thống nhất và quyền lực.
               Theo những cuộc tranh luận bằng tiếng Việt về sự thống
          nhất, thì những cuộc chiến tranh dưới thời Tây Sơn vào cuối
          thế kỷ 18 là khởi điểm rất quan trọng cho việc phân tích của
          cuộc chiến tranh Việt-Mỹ. Chính vì tình hình của cuối thế kỷ
          18 và của thập niên 1960 được cho rằng giống nhau: Việt Nam
          được thấy là bị “chia cắt”: một triều đại cách mạng và nổi loạn
          đã tồn tại ở miền Bắc, còn miền Nam lại đang tìm kiếm sự bảo
          vệ từ “phương Tây”. Như vậy, tất cả mọi bên đã tìm cách coi
          thế kỷ 18 như là một ẩn dụ tiêu biểu cho tình trạng này trong
          suốt cuộc chiến tranh Mỹ-Việt. Mỗi phe tìm cách làm thế nào
          để gây ấn tượng rằng quan điểm chính trị của phe mình hỗ
          trợ là đúng và chiến thắng của quan điểm đó là tất yếu. Giữa
          sự chia rẽ Nam Bắc, hậu quả của việc thần thoại hóa về một


                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 153
   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159