Page 151 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 151
chỉ vì có tính chính trị. Nhưng thay vì yêu cầu một “sự thật”
của lịch sử thì nên trong sáng đối với mọi người đang tìm hiểu
sự thật ấy, Văn Tân trong thực tế lại từ chối vai trò chính trị
của lịch sử.
Ông ta cũng từ chối luôn các tham khảo có dụng ý tìm
hiểu về quan điểm riêng của ông ta ngay cả khi bài viết của
ông đã chứa đầy những phân tích mà người đọc đều thấy rõ
dụng ý. Chẳng hạn, Văn Tân lập luận rằng bất cứ cuộc nội
chiến cách mạng nào cũng chiến đấu vì nhân dân như cuộc
chiến đấu do Nguyễn Huệ lãnh đạo như ông thấy sẽ được đặt
thành điều kiện cho việc thống nhất đất nước bất kể sự thành
bại cuối cùng của hành động cách mạng đó (50). Lập luận này
phục hồi được cương vị của Nguyễn Huệ theo nghĩa bất cứ
lập luận nào dựa theo thực tại về mức độ kiểm soát quân sự
của Nguyễn Huệ cũng có thể bị chống lại bởi sự khẳng quyết
về tình đoàn kết trên phương diện tâm lý cùng nhân dân Việt
Nam và ý muốn của Nguyễn Huệ nhằm mang lại nền thống
nhất.
Cách lập luận này cũng ngầm đảm bảo rằng vị thế của
Hồ Chí Minh như là nhà thống nhất quốc gia Việt Nam. Sau
rốt, trong tư cách là lãnh tụ của một phong trào nhân danh
“nhân dân”, Hồ Chí Minh, theo lập thuyết của Văn Tân, đã
dẫn đưa nhân dân tới một tình trạng tâm lý là chính họ có thể
đã được thống nhất rồi. Thực sự thì lập luận của Văn Tân đã
đảm bảo cho sự thành công của Bắc Việt trong sứ mệnh thống
nhất Việt Nam. Theo lập luận của ông ta việc thống nhất đó
đã được thực hiện như vậy rồi. Như thế thì ngay cả khi Hồ
Chí Minh phải qua đời khá lâu trước khi việc thống nhất được
hoàn tất, thì ông ta vẫn được coi là lãnh tụ thống nhất quốc
gia (51).
Khác với Lê Thành Khôi, sử gia Nguyễn Phương chưa
muốn chấm dứt tranh cãi với Văn Tân trong cuộc đối luận
đầu tiên vào tháng 10, 1963. Không muốn ở vào thế bất lợi,
Văn Tân cũng đã viết bài đáp trả luận điểm của sử gia Nguyễn
Phương vào tháng Giêng, 1965. Lần này, tình trạng chính trị
đặc biệt là tại Miền Nam, đã tạo nên nhiều luận điểm mang
tính ẩn dụ đang cần phải bàn cãi đến. Chẳng hạn, luận điểm
của Văn Tân cho rằng quan điểm của sử gia Nguyễn Phương
150 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai