Page 147 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 147

Sử gia Nguyễn Phương cho thấy chẳng hạn trường hợp của
           Camillo Benso di Cavour, một nhân vật thường được cho rằng
           đã thống nhất nước Ý, thì chính ông cũng đã kêu gọi đến sự
           giúp đỡ quân sự của Pháp (quân đội của vua Napoléon III)
           mới giải phóng được đất nước. Sau cùng, và bổ ích nhất, ngài
           cho rằng vì Văn Tân đã ứng dụng phạm trù chính trị và xã
           hội của thế kỷ 20 cho thế kỷ 18. Sử gia Nguyễn Phương vẫn
           duy trì ý kiến cho rằng việc Văn Tân nhấn mạnh đến Nguyễn
           Huệ đã thực hiện được cuộc cách mạng nông dân là thiếu cơ
           sở và đưa đến hiểu lầm về cả hai động cơ khiến người nông
           dân ủng hộ Nguyễn Huệ (người nông dân bị đánh lừa để tin
           rằng họ sẽ được đền bù và đối xử tốt hơn) và lý do mà anh em
           nhà Tây Sơn nổi loạn (là để làm vua, chứ không phải để thăng
           tiến số phận của người nông dân). Trong khi khôn ngoan biện
           luận để hạ uy tín của Văn Tân là người sẽ được các sử gia
           không Cộng Sản ở Miền Nam chê bai là hay dùng lời lẽ của
           Mác-xít như là phong kiến (feudal) và đồng chí (comrade), sử
           gia Nguyễn Phương đã khẳng quyết rằng Văn Tân muốn thấy
           “sự phát triển của phong trào Cộng Sản” trong thời đại Tây
           Sơn; khi làm như thế Văn Tân chỉ có thể nói theo cách này nếu
           ông phóng được luồng tư tưởng và vấn nạn của thế kỷ 20 trở
           về với thế kỷ 18 (42).
                Về cơ bản, GS Nguyễn Phương đang muốn chỉ rõ rằng sử
           gia Văn Tân đang sử dụng lịch sử như là phép ẩn dụ cho các
           biến cố hiện thời. Ngài hiểu được rằng lịch sử theo quan niệm
           của Văn Tân là nhắm mục đích rõ ràng cốt để hỗ trợ và bảo vệ
           hệ thống công quyền nguyên trạng mà Tân đã tin tưởng. Tuy
           nhiên, sử gia Nguyễn Phương không nhận ra được phương
           cách mà ngài dùng để phản biện lại quan điểm của Văn Tân
           đã có ý nghĩa rất sâu xa.
                Chẳng hạn, khi sử gia Nguyễn Phương cho rằng bất cứ
           nhà thống nhất nào muốn thành công thì phải lợi dụng quân
           đội ngoại nhập, ngài có vẻ kể ra, không những là tình huống
           thống nhất của Nguyễn Ánh mà còn là tính khả thi của việc
           thống nhất Nam Bắc Việt Nam trong tương lai. Tuyên bố này
           cũng là sự xác quyết về thế thượng phong của Miền Nam liên
           hệ đến sự thống nhất sau cùng của đất nước. Trong khi Bắc
           Việt lệ thuộc nặng nề trước hết vào viện trợ của Trung Quốc


           146 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152