Page 145 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 145

của mình về vấn đề thống nhất trong bài nghiên cứu dựa trên
           cuộc thăm dò và nhận xét về quan điểm do 4 vị sử gia sau đây

           đưa ra: Joseph Buttinger và Văn Tân cho rằng Nguyễn Huệ là
           người đầu tiên thống nhất Việt Nam; còn Trần Trọng Kim và
           Lê Thành Khôi thì cho rằng chính Nguyễn Ánh mới là người
           thống nhất đất nước.
                Sự trình bày này đã tạo cảm giác rộng khắp rằng sử gia
           Nguyễn Phương là một nhà đối thoại đầy khách quan vì hai lý
           do. Trước hết, việc chọn lựa các sử gia của ngài đã gây ra cảm
           giác việc chọn ai “là người thống nhất Việt Nam” không phải
           căn cứ vào nền chính trị hay ý thức hệ tân tiến nào. Văn Tân,
           một sử gia chuyên về chủ nghĩa mác-xít và Joseph Butt inger,
           một người chống Cộng mà lại là Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành
           của Hội “Những người bạn Mỹ của Việt Nam”, một tổ chức ra
           đời thập niên 1950 nhằm ngăn chận chủ nghĩa Cộng Sản bằng
           cách gia tăng viện trợ cho Nam Việt Nam. Cả hai không thể
           xuất thân từ những nền tảng khác biệt nào nữa (38). Cũng như
           Lê Thành Khôi và Trần Trọng Kim không thể là đồng chiến
           hữu, mặc dù sự khác biệt giữa họ không có gì đáng chú ý cả.
           Thứ đến, bằng cách công bố sự khám phá của ngài sau khi
           đã nghiên cứu tường tận quan điểm của các sử gia khác, GS
           Nguyễn Phương gây được ấn tượng rằng mình thì chính xác
           hơn các nhà nghiên cứu khác.
                Những nhận xét của ngài về quan điểm của Butt inger
           và của Văn Tân hoàn toàn dựa trên nền tảng thực nghiệm.
           Những nhận xét đó rọi chiếu lại phản biện mà Lê Thành Khôi
           đã dành cho quan điểm tiên khởi của Văn Tân. Đối với gợi ý
           của Butt inger rằng Nguyễn Huệ đã thống nhất đất nước vào
           năm 1786 khi ông ta đã đánh đuổi được Chúa Trịnh ra khỏi
           đất Thăng Long, sử gia Nguyễn Phương đã viết: “Vào năm
           1786, Việt Nam có hai vương triều cai trị hai miền, Lê Chiêu Thống
           ở Miền Bắc và Thái Đức (Nguyễn Nhạc) ở Miền Nam. Ngay dù cho
           Butt inger nghĩ rằng việc thống nhất Việt Nam bao gồm việc người
           Việt cai trị trên toàn lãnh thổ đất nước thì việc thống nhất vẫn chưa
           được giải quyết bởi vì trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh, người
           Việt cũng đã cai trị nước Việt rồi. Chính vì điểm này mà chúng ta
           thấy được lập luận của tác giả không những mù mờ mà còn sai lạc
           nữa là đằng khác” (39) (xem thêm nguyên văn số 1).


           144 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150