Page 148 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 148
và rồi, sau cuộc gãy đổ giữa Trung-Xô vào giữa thập niên
1960, thì lại lệ thuộc viện trợ từ Liên Bang Xô Viết, rõ ràng
là Bắc Việt đã không sử dụng lực lượng bộ binh ngoại nhập
trong nỗ lực lật đổ chính quyền Miền Nam. Vào thời điểm mà
sử gia Nguyễn Phương thực hiện bài viết, trong năm 1963, thì
các cố vấn quân sự đến từ Hoa Kỳ đã lên tới 12 ngàn người,
nhiều hơn là Nguyễn Ánh đã mộ quân từ Xiêm La hay từ Âu
châu (43).
Về phần mình, lập luận thống nhất của sử gia Văn Tân
mang tính chỉ trích không những là vì hàm ý của nó về tương
lai – ý muốn nói làm sao mà tiền lệ của cách mạng Tây Sơn lại
nhằm đề cập tới định mệnh đưa đẩy Bắc Việt đến kiểm soát
toàn bộ đất nước trong tương lai – mà còn vì tiềm năng của
nó nhằm hỗ trợ những hành động của Việt Minh và của phe
Cộng Sản Việt Nam nữa trong thời kỳ quá khứ vừa mới đây
thôi. Những gì sử gia Nguyễn Phương phát hiện khi chính
ngài tham dự cùng Văn Tân trong cuộc đối luận không những
dựa trên cấp độ thực nghiệm mà Lê Thành Khôi cũng đã dựa
vào mà còn dựa trên cấp độ tâm lý học và triết học nữa, có
nghĩa rằng quan điểm của Văn Tân - nhằm gieo những mầm
mống cho công cuộc thống nhất với người dân và nhằm tạo
ra cảm giác của sự đoàn kết là một sự thống nhất trong bản
chất - ấy là một nỗ lực trong sự điều chỉnh chính sách của
Bắc Việt mang tính ẩn dụ và tính biểu tượng. Bắc Việt, theo
lập luận của Văn Tân, là đã thống nhất Việt Nam rồi bởi vì
Văn Tân cho rằng nhân dân Việt Nam đã không thể thực hiện
được điều đó vì “bọn Mỹ Diệm đã thi hành âm mưu chống lại
[nhân dân] do bởi người dân Miền Nam ngày nay không phải
là người dân Gia Định thuộc thế kỷ 18”.
“Dân Việt Nam ngày nay ở Miền Bắc cũng như ở Miền Nam
không những có một vị anh hùng dân tộc hết mình vì nước, Hồ
Chí Minh, người cả một đời tận tụy vì mục tiêu giải phóng tổ quốc
(nation) nhưng còn có những lãnh tụ mang tính tập thể của đảng
tiên phong, người đã hy sinh can trường, khôn ngoan lèo lái công
cuộc chiến đấu cho quyền lợi của tổ quốc (fatherland)” (44) (xem
thêm nguyên văn số 2).
Giống như Nguyễn Huệ, họ đã tiến về Hà Nội và đã
đánh bại giới cầm quyền áp bức (thời gian này là người Pháp
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 147