Page 152 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 152
về Nguyễn Ánh là nhằm ý trình bày quan điểm của Hoa Kỳ,
luận điểm này vẫn còn bàn cãi khi Diệm bị ám sát trong cú
đảo chính do Mỹ giựt dây vào tháng 11, 1963.
Chủ đề chính của hai bài đối luận sau cùng vào tháng
10, 1963 và tháng 1, 1965 đã phải đòi hỏi đáp ứng cho sự thật
giữa sử gia Nguyễn Phương và sử gia Văn Tân. Người này
cáo buộc người kia là đang liên hệ với những biến cố đương
thời, chứ không với “lịch sử thực sự, căn cứ trên sự việc” (real,
factual history), và người nào cũng cho rằng dẫn giải của
mình chỉ nhằm “nói lên sự thật lịch sử”. Trong những đoạn
sau cùng của bản tuyên bố, sử gia Nguyễn Phương đã đặt bút
viết: “Xuyên suốt bài nghị luận này, độc giả có lẽ đã có cảm tưởng
rằng tôi thiên về Nguyễn Ánh và chống lại nhà Tây Sơn. Thực ra,
đây không phải là ý kiến của tôi, và ngay cả nếu tôi có ý kiến đó thì
cũng không có sự khác biệt nào cả, bởi vì lịch sử là lịch sử, dù khen
hay chê gì cũng vậy” (52) (xem thêm nguyên văn số 5).
Với những lời phát biểu này, sử gia Nguyễn Phương đã
tự bào chữa cho mình khỏi rơi vào khả năng bị cho là đọc lịch
sử mà không hiểu hết ẩn dụ ở trong đó: nếu có một ẩn dụ nào
hay một tương đồng lịch sử nào trong cách viết của mình, sử
gia Nguyễn Phương nhấn mạnh, điều đó không đúng vì một
sự tương đồng như vậy phải là một phần của sự thật lịch sử
và không thể là sự bóp méo theo quan điểm chính trị đương
thời được. Tuy vậy, sử gia Nguyễn Phương đã trực tiếp cáo
buộc Văn Tân trong việc truyền tải ẩn dụ không được chính
xác: “Khi đọc đoạn văn trích dẫn này của Văn Tân, người thích thú
nhất, người hả hê nhất thực sự là tôi, Nguyễn Phương, bởi tôi có thể
thấy rõ toàn bộ sự thật về Văn Tân khi ông ấy đưa ra những luận
điểm yếu ớt như vậy nhằm để bảo vệ cho lập luận của mình… Tôi đã
bóp trán suy tư cố hiểu được sự suy nghĩ bề ngoài có vẻ đúng của
sử gia Văn Tân. Không phải do tôi đã dễ dàng lẫn lộn giữa chính
trị và lịch sử như ông Văn Tân đã làm, nhưng sau khi suy nghĩ cẩn
trọng về điều này trong một thời gian lâu, tôi cũng đã tìm thấy lý
do trong vấn đề này… Có lẽ ông Văn Tân sợ rằng lịch sử chính nó
sẽ lập lại (như người ta thường nói: “Lịch sử là một sự khởi đầu bất
tận” và ông sẽ phải nghẹn họng vì diễn biến tình cờ này đến độ ông
sợ cho nền độc lập của ông. Phần tôi, tôi đã nói lên sự thật về ông
Văn Tân khi tôi viết bài “Ai đã thống nhất Việt Nam: Nguyễn Huệ
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 151