Page 155 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 155
nước Việt Nam thế kỷ 18 chính là tác phẩm của ý niệm lịch
sử về thế nào là một nước VN thống nhất. Ý niệm này không
hoàn toàn rõ ràng chi cả, nhưng khái niệm Việt Nam sẽ giống
như những gì đã xảy ra sau năm 1975, và rằng Việt Nam cách
nào đó đã tránh được sự cố của lịch sử và tình huống không
may và đã kết thúc bằng một điểm đồng ý giữa những nhà đối
luận trong cuộc tranh cãi về thống nhất đất nước.
Việc yêu cầu lịch sử như một loại ẩn dụ, dù được diễn tả
qua danh từ “sự thật lịch sử” (historical truth) đã cho những
nhà tranh đấu về tương lai của Việt Nam một ý nghĩa rằng
lời giải thích của họ về tương lai của Việt Nam đã được đảm
bảo bằng ghi nhận khách quan của lịch sử. Rằng những cuộc
đối luận này thì dai dẳng lắm, cay độc lắm, tuy nhiên, cũng
đã biểu tỏ một sự kiện rằng tất cả các tác giả trong cuộc đối
luận đều cảm thấy sự đồng nhất quốc gia và viễn kiến của họ
về tương lai của “đất nước” phải chịu sự đe doạ dập tắt hoàn
toàn.
Sự tồn tại của các ẩn dụ trong thập niên 1960 về các tác
phẩm sử học Việt Nam thời đó không phải là điều đáng phàn
nàn. Tất cả cách viết sử, muốn chính xác, phải liên hệ tương
lai với quá khứ và theo nghĩa này, thì nó phải mang tính ẩn
dụ thôi. Trong suốt cuộc chiến Mỹ-Việt, sự đối luận về vai trò
của quá khứ thì rất cay nghiệt vì ai cũng cảm nhận được rằng
bên nào đã kiểm soát được cách lý giải về quá khứ đều nắm
được thế thượng phong trong hiện tại theo một nghĩa nào đó.
Như vậy, khi sử gia Shawn McHale vừa mới đây cho rằng căn
cứ vào những hồi ức chính trị của thập niên 1950 ở Bắc Việt
“những mảnh rời rạc của hồi ức phần lớn chắc chắn xuất hiện trong
ý thức của từng người dân Việt, được thúc đẩy do bởi một kết hợp
tình cờ nào đó, nhưng sự rập khuôn của các biến cố đã qua được diễn
tả lại một cách chi tiết và theo cách ghi ngày tháng của hồi ức thực
tại lùi về sau này” (58).
Cấu trúc này trong thực tế không phải chỉ là cấu trúc liên
quan đến cuộc đối luận của sử gia Nguyễn Phương và Văn
Tân mà còn là cấu trúc của lập luận về lịch sử, nói chung nữa.
Những cuộc đối luận của các sử gia hàng đầu* đã tập trung
vào hai điều kiện cho sự tồn tại và tính liên tục của các lý luận
về lịch sử. Thứ nhất, các lập luận đó phải xác đáng và thứ hai
154 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai