Page 150 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 150

đề thuộc biến cố đương thời”(47) (xem thêm nguyên văn số 3).
          Những tràng súng mở đầu này phản ảnh luận đề bất di bất
          dịch mà Văn Tân trả lời cho Nguyễn Phương: rằng lý luận của
          sử gia Nguyễn Phương chỉ là một bản tường trình có dụng ý
          hỗ trợ cho chính sách can thiệp của Hoa Kỳ ủng hộ cho Ngô
          Đình Diệm. Trong sự đáp trả này, Văn Tân tuyên bố rõ rằng
          ông ta đã nhận ra bản chất tương đồng - giữa việc ông Diệm
          sử dụng quân đội Mỹ và việc Nguyễn Ánh sử dụng quân và
          cố vấn của Xiêm La và của Pháp, và Văn Tân đã chỉ ra những
          điểm giống nhau như sau: “Theo lời của sử gia Nguyễn Phương,
          người mà nên vui sướng nhất, người mà nên hả hê nhất là Ngô
          Đình Diệm. Phái ủng hộ nhà Ngô nên cám ơn Nguyễn Phương bởi
          vì ông ta đã rêu rao luận điểm của họ và đã đẩy mạnh học thuyết của
          họ. Tất cả thế giới đều biết rằng Diệm đã đưa vào hơn 10 ngàn lính
          Mỹ với tất cả vũ khí hiện đại Mỹ để giết nhân dân Nam Việt Nam.
          Nếu lịch sử cho thấy Nguyễn Ánh đã đưa quân xâm lược nước
          ngoài vào dày xéo đất nước thì lịch sử cũng sẽ thấy rằng Ngô Đình
          Diệm đã đưa quân Mỹ vào bắn giết đồng bào. Nhưng chắc chắn lịch
          sử là lịch sử và lịch sử không bao giờ phát triển theo chiều hướng
          mà ông Nguyễn Phương mong đợi” (48) (xem thêm nguyên văn
          số 4).
                Cái thiếu nhất quán trong cách đối xử của Văn Tân là
          chính ông thấy được lời bóng gió, ngụ ý trong luận điểm của
          sử gia Nguyễn Phương như là lý do tiên khởi để phản biện
          lại lập luận toàn bộ của ngài. Theo đó, Văn Tân gợi nhớ lại lời
          tuyên bố đầu tiên của Lê Thành Khôi rằng “sự thật của lịch sử
          là sự thật của lịch sử”. Ông hình như muốn nói rằng ông được
          miễn trừ khỏi bất cứ động lực ẩn dụ nào đi ngược lại phát
          biểu đầu tiên của ông là tất cả lịch sử đều là chính trị. Đối với
          Tân, sự thật của lịch sử là sự thật mang tính chính trị, nhưng
          cần phải có sự thật chính trị đơn thuần (singular political truth):
          “Sự thật thì lịch sử luôn ở tình huống phát triển liên tục” (49).
          Như vậy, Tân hình như không cần giải thích tại sao việc lập
          luận của sử gia Phương lại phù hợp với chủ trương chính trị
          của Ngô  Đình Diệm. Nhưng  đây chính là một mâu thuẫn.
          Nếu lịch sử quả thật luôn luôn là một vấn đề chính trị thì Tân
          nên tham gia vào luận điểm của sử gia Phương theo một cấp
          độ chính trị nào đó và không phải duy nhất từ chối thảo luận


                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 149
   145   146   147   148   149   150   151   152   153   154   155