Page 146 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 146
Những chỉ trích của sử gia Nguyễn Phương về Butt inger
phản ảnh những chỉ trích mà Lê Thành Khôi đã nêu lên khi
đề cập đến quan điểm của Văn Tân. Do đó chúng ta hy vọng
rằng sự chỉ trích của ngài về Văn Tân cũng đã xảy ra tương tự.
Sự phân tích của sử gia Nguyễn Phương về quan điểm
thống nhất của Văn Tân đã đánh đổ khá dễ dàng cả hai sử gia
Buttinger và Văn Tân. Người Việt chúng ta có thể tha thứ lầm
lỗi của Buttinger, GS Nguyễn Phương lập luận, vì rằng ông
ấy là một người ngoại quốc và là người đầu tiên nghiên cứu
về lịch sử Việt, vì thế dễ dàng phô bày những khiếm khuyết
trong phán xét của mình. Đối với sử gia Nguyễn Phương,
quan điểm này mâu thuẫn sâu sắc với trường hợp của Văn
Tân, một nhà viết sử “rất quen thuộc với lịch sử nước nhà”
(“very well acquainted with the history of our country”). Giáo
sư hàm ý mạnh mẽ rằng sử gia Văn Tân nên hiểu hơn lập
luận khiếm khuyết của mình khi cho rằng Nguyễn Huệ mới
là người thống nhất Việt Nam (40).
Tuy nhiên, khác với Lê Thành Khôi, sử gia Nguyễn
Phương cho rằng cốt lõi lập luận của Văn Tân là Nguyễn Ánh
chính là người hợp tác đưa chủ nghĩa thực dân vào đất nước:
Do đó, sử gia Nguyễn Phương đã dành trọn phần lớn thì giờ
để chống lại quan điểm này. Ngài lập luận rằng sự viện trợ
của ngoại bang không cách gì mà không ngược với yếu tính
của sự thống nhất, tuy vậy sự thống nhất lại không thể thành
tựu được trong thời kỳ nội chiến nếu không có sự trợ giúp của
nước ngoài. Đối với sự cáo buộc của sử gia Văn Tân cho rằng
Nguyễn Ánh đã gây ra và đã đẩy cấp độ cuộc nội chiến ngày
càng lên cao, GS Nguyễn Phương chỉ trích quan điểm của Văn
Tân là thiếu viễn kiến (“lack of farsightedness”) bằng cách đặt
vấn đề nếu cho rằng Nguyễn Ánh không thể đáp ứng được
những tiêu chuẩn của một nhà thống nhất (unifi er) bởi vì ông
ta đã khởi sự và đã tham dự vào cuộc nội chiến này, thì chính
Văn Tân cũng không áp dụng tiêu chuẩn này cho Nguyễn
Huệ, người đã tham dự vào cuộc nội chiến rất lâu trước cả
Nguyễn Ánh (41).
Sử gia Nguyễn Phương sử dụng chiến lược khác, một
là phân biệt chỉ trích của ngài về quan điểm của Lê Thành
Khôi: Ngài dẫn chứng những thí dụ trong lịch sử thế giới.
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 145