Page 149 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 149
chứ không phải là phe chúa Trịnh), và giống như Nguyễn
Huệ, họ có vẻ thực thi những chính sách linh động nhằm gieo
hạt mầm cho cuộc cách mạng nông dân. Tuy nhiên, thời điểm
này, người Miền Bắc đã có một lợi thế căn bản, theo Văn Tân:
Sự lãnh đạo của Đảng. Sự vận dụng nhằm bác bỏ ý kiến như
vậy đối với sử gia Nguyễn Phương đã là lợi thế rất cao.
Người ta không thể nói như vậy về những phân tích
của ngài liên quan đến hai sử gia tiêu biểu đã từng đưa ra
quan điểm mà ngài đã đồng ý về cơ bản: rằng Nguyễn Ánh
đã thống nhất Việt Nam. Như sử gia Patricia Pelley đã chỉ
rõ, quan điểm của Trần Trọng Kim về Tây Sơn là quan điểm
khá đặc biệt trong mối tương quan phức tạp với quan điểm
của Văn Tân và các sử gia mới mẻ khác. Trong tác phẩm của
mình, tác phẩm đã ra đời trước bài viết của sử gia Nguyễn
Phương cả vài thập niên, Trần Trọng Kim muốn coi Tây Sơn
như là một triều đại chính thống và cụ đã nhấn mạnh rằng vào
1788, “nước nam (the southern land) “đã” nằm dưới quyền
kiểm soát của nhà Tây Sơn”, một tuyên bố mà sử gia Nguyễn
Phương hoàn toàn bác bỏ (45). Sử gia Nguyễn Phương có thể
không thích tính chính thống mà cụ Trần Trọng Kim đã dành
cho các lãnh tụ nhà Tây Sơn. Ngài cũng đã không tin rằng Lê
Thành Khôi đi xa đủ trong việc vinh danh chúa Nguyễn Ánh;
tuy thế đây là chuyện nhỏ vì, trong khi thực sự ủng hộ Nguyễn
Ánh, Lê Thành Khôi cũng “chỉ nói ra sự thật mà thôi”. Như
ngài đã tuyên bố rõ ràng trong cuốn “Phương pháp sử học”,
công cuộc nghiên cứu lịch sử là phải nói đến yếu tính khách
quan qua thực nghiệm và nó không phải là cuộc vận dụng
trong bản tường thuật về chính trị (46). Dù sao thì sau cùng,
sử gia Nguyễn Phương ít chỉ trích các sử gia mà ngài đồng ý
và nghi ngờ nhiều hơn về tất cả những khẳng định của các sử
gia mà ngài chống lại.
Trong bài trả lời tháng 6-1963 cho bài viết của sử gia
Nguyễn Phương, Văn Tân đã nói rõ từ đầu rằng ông ta khác
hẳn triết lý sử học của sử gia Nguyễn Phương về cơ bản. “Sử
học”, ông ta viết “là một khoa học luôn luôn liên quan đến
chính trị. Dạy sử học là dạy chính trị. Vấn đề ai thống nhất
Việt Nam vào thế kỷ 18, hay bắt đầu thế kỷ 19 do đó không
chỉ là vấn đề lịch sử mà còn là vấn đề chính trị nữa, một vấn
148 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai