Page 160 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 160

Việt Nam, Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh”, tôi không có một hậu
          ý chính trị nào”(Nguyễn Phương, Đại Học số năm 1964, trang
          667-695, Chung quanh vấn đề: Ai đã thống nhất Việt Nam: Nguyễn
          Huệ hay Nguyễn Ánh? (Trả lời ông Văn Tân, nhà viết sử miền
          Bắc, Tập san Nghiên Cứu Lịch Sử, Hà-nội).
               7. Nguyên văn số 7 (chú thích số 54): “Thế nghĩa là Nguyễn
          Phương cho rằng sở dĩ tôi bài bác Nguyễn Ánh là vì Nguyễn Ánh
          đã Bắc tiến thắng lợi, là vì tôi sợ rằng rồi ra đế quốc Mỹ và tay sai
          cũng sẽ Bắc tiến thắng lợi! Thật là bịp bợm! Nhưng lại bịp bợm một
          cách trái mùa” (Văn Tân, “Về bài “Chung quanh vấn đề: Ai đã
          thống nhất Việt Nam: Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh” của Nguyễn
          Phương [Sài-Gòn]”).
               8. Nguyên văn số 8 (chú thích số 56): “Qua bài “Ai đã thống
          nhất Việt Nam: Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh?” đăng Bách Khoa
          số 148 Tháng Ba 1963, và nhất là bài “Chung quanh vấn đề: ai đã
          thống nhất Việt Nam: Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh” đăng Đại
          Học số 35-36 Tháng 10 và Tháng 12-1963, Nguyễn Phương  đã
          hiện nguyên hình. Nguyễn Phương nghiên cứu lịch sử Việt Nam là
          nhằm xuyên tạc lịch sử Việt Nam, bôi nhọ các anh hùng dân tộc, bôi
          nhọ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vĩ đại, và đã công nhiên ca tụng những
          tên phản động hại nước hại dân cõng rắn cắn gà nhà như Nguyễn
          Ánh chẳng hạn. Với những lập luận của Nguyễn Phương, cái mà
          Phương phục vụ không phải là khoa học, mà là chính trị. Phương
          phục vụ chính trị, nhưng Phương giấu kín ý đồ đó, vì cái chính trị
          mà Phương phục vụ là cái chính trị đen tối, bẩn thỉu. Đó là cái chính
          trị cướp nước của bọn đế quốc Mỹ xâm lược, và cái chính trị bán
          nước của bọn Việt gian đang cắn xé nhau ở Sài-gòn” (Văn Tân, bài
          đã dẫn trên).
               9. Sử gia hàng đầu* (Sự đánh giá của GS Wynn Wicox về
          sử gia Nguyễn Phương và Văn Tân cho rằng đó là những sử
          gia hàng đầu).
               “Nhưng trước khi bàn đến dài hơn về sự lạc đề của ông Văn
          Tân, thiết tưởng điều phải chú ý trong đoạn vừa trích, và là một
          điều quan trọng vào bậc nhất, đó là cách ông Văn Tân chép về tình
          trạng hiện tại của miền Nam Việt Nam. Về miền Nam Việt Nam,
          hỏi ai biết tình trạng rõ hơn: ông Văn Tân ở Hà Nội hay là tôi và
          toàn thể đồng bào cùng tôi hiện đang ở miền Nam Việt Nam? Cố
          nhiên là chúng tôi. Vậy mà trong chúng tôi, những ai có tai để nghe,


                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 159
   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165