Page 158 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 158
54. Văn Tân, “Về bài “Chung quanh vấn đề: Ai đã thống nhất
Việt Nam: Nguyễn Ánh hay Nguyễn Huệ” của Nguyễn Phương
(Saigon) by Nguyễn Phương (Saigon).
55. Ibid., 5-6.
56. Ibid., 18.
57. Ibid., 6.
58. Shawn McHale, “Vietnamese Marxism, Dissident, and
the Politics of Poscolonial Memory: Tran Duc Thao, 1946-1993”,
JAS 61:1 (January 2002): 27.
PHẦN PHỤ CHÚ do NGUYỄN ĐỨC CUNG sao lục:
1. Nguyên văn số 1 (chú thích số 39) : chúng tôi không có
nguyên văn vì không có bản in trên tạp chí Bách Khoa số 148 và
149. Trong chú thích số 39, những chữ viết nghiêng là của sử
gia Nguyễn Phương.
2. Nguyên văn số 2 (chú thích 44): Chúng tôi không có
điều kiện tiếp cận cuốn sách của Văn Tân, Cách mạng Tây Sơn
trong đó có phần trích dẫn của chú thích 44.
3. Nguyên văn số 3 (chú thích số 47): “Sử học là một khoa
học mật thiết liên quan đến chính trị. Giáo dục lịch sử là giáo dục
chính trị. Vấn đề ai đã thống nhất Việt Nam hồi cuối thế kỷ XVIII
hay đầu thế kỷ XIX vì vậy không chỉ là một vấn đề khoa học, mà
còn là một vấn đề thời sự” (Văn Tân, Nghiên cứu lịch sử số 51,
Tháng sáu 1963 bài “Ai đã thống nhất Việt-Nam ? Nguyễn Huệ
hay Nguyễn Ánh? - Trả lời ông Nguyễn-Phương báo Bách Khoa
ở Sài-gòn).
4. Nguyên văn số 4 (chú thích số 48): “Đọc những câu trên
của Nguyễn-Phương, người sung sướng, hả hê nhất là Ngô-đình-
Diệm. Hẳn Tổng Ngô phải cảm ơn Nguyễn-Phương vì ông đã cãi hộ
y, đã phục vụ y về tư tưởng. Cả thế giới đều biết rằng Diệm đã rước
hơn một vạn quân đội Mỹ với đủ các hạng vũ khí hiện đại của Mỹ
vào giết hại nhân dân Việt Nam. Nếu lịch sử cho phép Nguyễn Ánh
mượn quân xâm lược ngoại quốc về giày xéo đất nước, thì lịch sử
cũng sẽ có thể cho phép Ngô-đình-Diệm mượn quân đội Mỹ về giết
hại đồng bào. Nhưng khốn nỗi lịch sử là lịch sử, lịch sử không bao
giờ phát triển theo cái hướng mà ông Nguyễn-Phương mong muốn”
(Vân Tân, Nghiên cứu lịch sử, số 51).
5. Nguyên văn số 5 (chú thích số 52): “Qua bài này, người
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 157