Page 169 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 169
như là nguồn ánh sáng chói lòa dẫn dắt nhân loại ra khỏi
những mê lầm của kiến thức mang tính thần thoại. Phật Giáo
lấy Bi, Trí, Dũng để đối lại với bạo lực, hận thù và hèn yếu, tôn
trọng sự thật, bình đẳng, đề cao sự vận dụng của lý trí để tìm
về chân lý, không áp đặt, khuyến dụ, thuyết phục hay thần
thánh hoá đấng tối cao (Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật
sẽ thành). Phật Giáo dễ đi vào lòng người, dễ hòa đồng với các
cộng đồng xã hội trong điều kiện văn hóa khác biệt, vì thế ta
dễ thấy và thường nghe nói đến Phật Giáo Ấn Ðộ như là cái
nôi, như là nơi xuất phát nhưng khi Phật Giáo Ấn Ðộ đi vào
xã hội Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng thì lịch sử Phật Giáo
thế giới lại phải đề cập đến những nét đặc thù trong nền Phật
Giáo Trung Hoa, Phật Giáo Nhật Bản, Phật Giáo Tây Tạng,
Phật Giáo Việt Nam (chẳng hạn danh từ Zen trong Phật Giáo
Nhật Bản, Ch’an trong Phật Giáo Trung Hoa, Thiền trong Phật
Giáo Việt Nam, hay hình tượng Ðạt Lai Lạt Ma trong Phật
Giáo Tây Tạng….).
Giáo lý nhà Phật dựa trên tính duy lý và thực nghiệm,
mang nặng tính triết học nên rất gần gũi với các quan điểm về
khoa học thực nghiệm của Tây phương. Chính lý do này mà
Phật Giáo ngày nay đi vào các cộng đồng xã hội Phương Tây
một cách lừng lững, dễ dàng và rất sống động.
Trong “A Brief History of Buddhism” (Sơ lược lịch sử
Phật Giáo), tác giả Kalinga Senevinathne đã ghi nhận: “Trong
25 thế kỷ qua Phật Giáo đã hội nhập với các niềm tin cổ truyền
và các tôn giáo của nhiều vùng đất, hài hòa chúng với bản
chất thanh khiết của nền triết học Phật Giáo. Cùng một lúc,
Phật Giáo đã nảy nở trên khắp Á Châu. Cho đến nay, Phật
Giáo vẫn là tôn giáo chính của các dân tộc như Thái Lan, Tích
Lan, Miến Ðiện, Tây Tạng, Lào, Trung Quốc, Mông Cổ và một
số nước Trung Á như: Bhutan, Sikkim và Siberia. Cũng còn
nhiều cộng đồng Phật tử lớn ở Mã Lai, Tân Gia Ba và Ấn Ðộ,
cũng như các nước Tây Phương như Anh Quốc, Hoa Kỳ, Thụy
Sĩ, Ðức, Pháp, các nước Bắc Âu và Úc” (2).
Tuy nhiên, nếu con đường Phật Giáo từ Ấn Ðộ đi vào các
quốc gia phương Đông mang độ dày thời gian khá sâu và khá
đậm, vì phương Đông thường hướng nội nhiều hơn là hướng
ngoại, thì trái lại sự du nhập Phật Giáo vào các xã hội phương
168 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai