Page 173 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 173

có công đầu là nhà nghiên cứu Đông Phương Học, Gs. T.W.
           Rhys Davids. Ông đã xuất bản rất nhiều sách nói về kinh điển
           Phật Giáo bằng chữ Pali và chuyển dịch sang Anh ngữ.
               Hiện có 340 cơ sở, Ðoàn Thể, Tổ Chức, Hội Đoàn Phật
           Giáo trên khắp nước Anh, trong đó phải kể tới hai tu viện nổi
           tiếng là Amaravati có 33 vị tăng, 12 vị Ni, 16 Sa di và Sa di Ni
           tu học; Tu Viện Chithurst có 65 vị Tăng. Phật Giáo ở đây được
           chính phủ Anh cho gỉảng dạy từ cấp Tiểu Học đến Ðaị Học, có
           chương trình truyền bá Phật Giáo hằng ngày trên đài truyền
           hình và truyền thanh BBC (11).

           2. Tại Pháp quốc:
               Pháp là quốc gia sớm tiếp xúc với nền văn minh Á châu,
           nhất là Trung Hoa và đã từng chiếm Ðông dương làm thuộc
           địa. Làn sóng định cư của người Việt trên đất Pháp sau cuộc
           chiến tranh Ðông Dương (1954) lên rất cao và sau khi miền
           Nam (1975) làn sóng người Việt tỵ nạn tại Pháp ngày càng
           tăng cao. Phật Giáo Việt Nam đã theo chân người Việt phát
           triển khá mạnh trên vùng đất này, dĩ nhiên bên cạnh đó cũng
           phải nói đến Phật Giáo Trung Hoa, Phật Giáo Nhật và Phật
           Giáo Tây Tạng cũng đã bành trướng mạnh trên quốc gia lớn
           mạnh nhất Âu Châu này. Cộng đồng Phật Giáo Pháp đã có tới
           200 cơ sở với hơn 600 ngàn Phật tử, trong đó phải nói đến tu
           viện Monastère Nalanda, nơi đào tạo, huấn luyện các Tăng Ni
           cho các nước Âu Châu. Hiện nay số ngưới quy hướng về Phật
           Giáo chiếm tỷ lệ 5%, Phản Thệ Giáo 6% và Thiên Chúa Giáo
           La Mã là 12% (12). Dù Phật Giáo mới đến Pháp trong nửa đầu
           thế kỷ 19, nhưng Phật tử tại Pháp chiếm tỷ lệ 5%. Như vậy
           là khá cao và có triển vọng phát triển mạnh hơn nữa. Vai trò
           hàng đầu trong việc nghiên cứu Phật học thuộc về nhà Ðông
           Phương học người Pháp Eugene Burnouf, kế đến là học giả
           Sylvan Levi, Paul Demieville và Louis Reneu. Cơ sở Làng Mai
           của Thiền Sư Nhất Hạnh ở miền Nam nước Pháp cũng là nơi
           đào tạo và phát triển phong trào thiền học ngày càng phát
           trỉển mạnh mẽ kể từ năm 1982.


           3. Tại Úc Châu và New Zealand:
               Tờ tạp chí Sun Herald số ra ngày 30-3-1991 cho biết số


           172 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178