Page 171 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 171

những tài liệu so sánh từ nhiều lĩnh vực: Trung Hoa học, Tây
           Tạng học, Nhật học và Mông Cổ học. Những luận điểm Phật
           Giáo viết bằng tiếng Sanskrit được Brian tìm thấy ở Népan
           trong thập kỷ 1820 cùng thời, Burnouf và Lassen đọc được
           tiếng Pali và Jean-Pierre  Abel-Rémusat nghiên cứu những
           bản kinh văn Phật Giáo Trung Quốc; không lâu sau đó, nhà
           nghiên cứu Hung Alexandre Csoma de Koros học được tiếng
           Tây Tạng. Ðó là một khúc quanh dẫn Âu châu từ chỗ mê mờ
           đến chỗ sáng tỏ” (3).
               Qua đoạn văn trích dẫn, dù ngắn ngủi trên đây của nhà
           nghiên cứu Roger Pol Droi, mọi người đều thấy rõ Phật Giáo
           đến với các học giả Tây phương (chưa nói đến thành phần
           đại chúng) cũng chỉ vào những năm đầu của thế kỷ 19 và ý
           niệm Phật Giáo chưa thực sự mọc rễ trong các xã hội phương
           Tây. Và bây giờ vào những năm đầu của thế kỷ 21, chính nhà
           nghiên cứu này đã xác nhận: “Hình ảnh mà hôm nay chúng
           ta có về Phật Giáo rõ ràng quy hướng theo một cách khác.
           Tích cực, an nhiên, giải thoát . Những vị thiền sư Nhật, những
           đại sư Tây Tạng xuất hiện giữa chúng ta như những kẻ bảo
           tồn các nguồn suối tri thức có thể giúp phục hồi, ngay cả cứu
           chuộc, thế giới già cỗi của chúng ta” (4). Và giờ đây Phật Giáo
           đã thực sự bước vào thế giới phương Tây bằng ánh sáng rạng
           ngời của một tôn giáo nhập thế. Các nhà trí thức phương tây
           đã tìm thấy đạo Phật là một tôn giáo vĩ đại, giải thoát con
           người khỏi tất cả những xiềng xích nô lệ, các tập tục mê tín dị
           đoan. “Ngày nay tất cả các nhà văn hóa trí thức trên thế giới
           dù có hay không liên hệ gì đến Phật Giáo đều tôn kính Ðức
           Phật Cồ Ðàm, trong khi những nhà khai sáng các tôn giáo
           khác chỉ được các tín đồ của riêng tôn giáo mình tôn kính mà
           thôi” (5). Nhà đại văn hào Pháp Anatole France phát biểu về
           Ðức Phật: “Dường như người thanh niên bất diệt, hiền lành
           ấy, ngồi khoanh chân trên hoa sen thanh tịnh với bàn tay phải
           dơ lên như khuyên nhủ, như trả lời: Nếu con muốn thoát khỏi sự
           đau khổ và sợ hãi, con hãy luyện tập trí huệ và từ bi ” (6).
               Bertrand Russell, nhà Toán học kiêm Triết Gia người
           Anh, người đoạt giải Nobel Văn Chương 1950 cũng đã từng
           phát biểu: “Nếu nói đến trí tuệ và đức hạnh thì tôi không thể
           nào nghĩ rằng Chúa Christ ở một vị thế cao như mọi người


           170 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176