Page 206 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 206

xương máu đến hơn 3.500 đoàn viên thủy thủ đoàn. Chúng
          tôi đi vào trong chiếc tàu ngầm này, từ sau ra trước, qua từng
          phòng, từ phòng làm việc của các sĩ quan chỉ huy, đến các
          phòng ngủ của thủy thủ đoàn, phòng máy lái, phòng chứa
          thủy lôi…. Chúng tôi được một nữ chiến binh hải quân Hoa
          Kỳ thuyết trình lịch sử của chiếc tàu ngầm này. Sau khi đi
          một vòng từ sau ra trước, chúng tôi lại lên boong tàu chụp
          ảnh mà lòng cảm thấy bồi hồi xúc động trước sự ăn ở chật
          chội và thiếu nhiều điều kiện sinh hoạt cho những người ngày
          đêm lặn lội dưới biển sâu để bảo vệ cho tổ quốc Hoa Kỳ, quê
          hương thứ hai mà giờ đây vợ chồng tôi, thế hệ thứ hai cùng
          với thế hệ thứ ba đã ra đời và đang thụ nhận mọi điều kiện
          quá tốt đẹp để thành người có tự do và nhân phẩm.
               Khoảng 2 giờ 30 chiều, các du khách được mời vào rạp
          hát bóng để xem chiếu lại các hình ảnh của trận tấn công Trân
          Châu Cảng (khoảng 30 phút). Cuốn phim tài liệu này ghi lại
          biển lửa mà quân Nhật đã gây ra cho hạm đội Mỹ tại Trân
          Châu Cảng và đoạn kết thúc là bãi biển hoang lạnh dưới nắng
          chiều sắp tắt cùng tiếng xào xạc trong gió của hàng dừa xơ
          xác…. Tiếp sau đó chúng tôi xếp hàng lên một chiếc tàu phà
          có sức chứa 100 người ra thăm một đài tưởng niệm chiến hạm
          Arizona. Tôi cảm thấy như mình đang sống lại với những giây
          phút lịch sử đầy bi ai khi đặt chân lên đài kỷ niệm. Trước mặt
          chúng tôi một bức tường đá lớn ghi tên họ đầy đủ các sĩ quan
          chỉ huy và thủy thủ đoàn đã bỏ mình trong trận chiến này.
          Tôi đã đưa máy hình lên ghi nhận lại một phần danh sách của
          những tử sĩ vị quốc vong thân cho một đất nước mà ngày nay
          là quê hương thứ hai của những gia đình tỵ nạn Cộng Sản như
          chúng tôi. Ngày họ ngã xuống (7-12-1941) để báo đền nợ nước
          thì bên kia bờ đại dương, trong một ngôi làng nhỏ, một cậu
          bé được sinh ra trong khói lửa chiến tranh ngút ngàn, để rồi
          67 năm sau, đứa trẻ đó (kẻ viết bài này) lại đứng đây, cúi đầu
          nguyện cầu trong thầm lặng...
               Đang trầm ngâm suy tưởng thì bạn tôi, Hoàng Đoàn kéo
          tôi ra lan can của đài kỷ niệm chỉ cho tôi vết dầu loang nơi đài
          quan sát của xác con tàu. Anh cho biết vết dầu này cứ loang
          ra cách nhau vài phút và tiếp diễn như vậy cho đến nay đã
          67 năm, vết dầu này xuất phát từ dưới con tàu (Arizona) đã


                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 205
   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211