Page 21 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 21

Cử Nhân Pháp văn và làm việc trong ngành thông tin. Hiện

           bác đang định cư ở Seattle theo diện HO và tôi đã có dịp gặp
           lại bác vào dịp đệ tứ chu niên báo Chính Luận được tổ chức ở
           trên đó). Còn má tôi ra chợ tìm cách mua bán để kiếm đồng ra,
           đồng vào, gia đình tôi bước đầu như thế là tạm ổn. Chúng tôi
           không còn lo lắng về sự mất an ninh như những ngày còn ở
           vùng quê nữa. Và ở đây tại vùng phố thị này, anh em tôi được
           ba má xin cho nhập học trường nam Tiểu Học Quảng Trị vào
           niên học 1948-1949.
               Những ngày đầu ở phố thị, cái gì đối với tôi cũng lạ lẫm,
           con đường rải “dầu hắc” thì rộng và dài hun hút từ nhà ga
           cho đến trại lính nằm gần cửa hữu của cổ thành Quảng Trị,
           hai bên phố xá buôn bán tấp nập mà sau này mang tên là Trần
           Hưng Đạo. Chợ Quảng Trị nằm cạnh bờ sông với nhiều dãy
           quán xá chung quanh bao lấy tòa nhà trung tâm to lớn của chợ
           nơi chủ yếu bán sỉ các loại hàng vải sợi và đồ dùng bằng gốm
           và bằng nhựa...
               Con  đường Gia Long dọc bờ sông trước tòa thị chính
           chạy dài xuống chùa Tỉnh Hội và nối với con đường đất dẫn
           về chợ Sải thật là thơ mộng và cứ độ hè về, hoa phượng nở
           đỏ cùng tiếng ve sầu áo não nhắc nhở cho chúng tôi mùa chia
           tay với những tập lưu bút của tuổi hoa niên. Con đường Lý
           Thái Tổ, đường Quang Trung dẫn về sân vận động và trường
           Trung Học Nguyễn Hoàng quả thật sau này đã ôm chặt biết
           bao kỷ niệm của tuổi ấu thơ. Phố thị Quảng Trị không rộng
           lắm nhưng thật là ấm cúng và nhiều tình người. Tôi sẽ còn
           nhắc đến thành phố thân yêu này của tôi trên nhiều chặng
           đường đời mà tôi đã trải qua từ thời thơ ấu cho đến ngày giã
           biệt để lên đường vào kinh đô Huế xây mộng ước của tuổi
           thanh xuân “không công danh thà nát với cỏ cây” (theo quan
           niệm của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ mà các thầy
           cô dạy Việt văn đã truyền thụ cho chúng tôi khi theo học 6
           năm dài ở trường Trung Học Nguyễn Hoàng).
               Tôi bắt đầu vào học lớp năm của trường nam Quảng Trị
           vào mùa Thu năm 1948. Hồi đó chưa có trường ốc như khi theo
           học lớp Nhì và lớp Nhất sau này (xin nhắc lại lớp Năm tức là
           lớp 1 và lớp Nhất tương đương với lớp 5 bây giờ). Chúng tôi
           được học ở đình làng Thạch Hãn, cạnh vườn bông, gần bờ


           20 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26