Page 260 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 260

năm 1285.
               “Hịch Tướng Sĩ” đúng là tuyên ngôn cứu nước bằng lời lẽ
          thiết tha, chất chứa căm hờn (đối với quân cướp nước) và tràn
          đầy dũng khí, như tiếng kèn thúc quân ra trận: “Huống chi
          ta cùng các ngươi sinh ở đời nhiễu – nhương, gặp phải buổi
          gian nan này, trông thấy những ngụy sứ đi lại rầm rập ngoài
          đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê
          chó mà bắt nạt tổ phụ, lại cậy thế Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc
          lụa, ỷ thế Vân Nam Vương (6) để vét bạc vàng; của kho có
          hạn, lòng tham không cùng, khác nào như đem thịt mà nuôi
          hổ đói, giữ sao cho khỏi tai vạ về sau!
               “Ta đây, ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau
          như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa được xả thịt
          lột da của quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này
          gói trong da ngựa, thì cũng đành lòng”.
               (Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, nxb Đại Nam tái
          bản ở Hoa Kỳ không đề năm, trang 140).
               Trước khí thế như chẻ tre của đoàn quân Thoát Hoan và
          khi thấy Hưng Đạo Vương lui quân về Vạn Kiếp, vua Trần
          Nhân Tông mới bảo rằng: “Thế giặc to như vậy mà chống với
          nó thì dân sự tàn hại, hay là trẩm hãy chịu hàng đi để cứu
          muôn dân” (Trần Trọng Kim, sđd, tr. 139). Hưng Đạo Vương
          tâu rằng: “Bệ hạ nói câu ấy thì thật là lời nhân đức, nhưng mà
          tôn miếu, xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy
          chém đầu thần đi đã, rồi sau sẽ hàng”. Vua nghe nói vậy mới
          an tâm và quyết lòng chống trả quân xâm lược. Tuy thế, quân
          Nguyên đã tiến chiếm Bắc Ninh, Thăng Long, Thiên Trường
          và cả Nghệ An cũng bị Toa Đô chiếm đóng nhưng Hưng Đạo
          Vương Trần Quốc Tuấn vẫn một lòng kiên trung, tìm kế ngăn
          giặc không bối rối sợ sệt, phò Trần Nhân Tông cùng tùy tùng
          ra Thanh Hóa.
               Thời tiết bây giờ chuyển sang mùa hè, trời nóng như thiêu
          như đốt, lại thiếu lương thực nên quân xâm lược nhà Nguyên
          ngày càng bệnh tật, mệt mỏi, nhuệ khí không còn mạnh như
          trước. Trong khi đó, quân ta cứ lùi dần theo sách lược đã vạch
          để phân tán địch quân. Qua tháng 5/1285, cuộc kháng chiến
          chống quân Nguyên bắt đầu chuyển qua thế công, bằng trận
          chiến thắng hải thuyền của Toa Đô ở Hàm Tử Quan (thuộc


                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 259
   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265