Page 256 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 256
- Miền Nam phát triển dưới chế độ Cộng Hòa của Tổng
Thống Ngô Đình Diệm lấy chủ nghĩa nhân vị làm gốc.
Cuộc tranh chấp Quốc-Cộng kéo dài từ 1954 đến 1975 và
sau đó chế độ Cộng Sản đã chiếm đóng Việt Nam trên toàn
lãnh thổ kể từ 30/04/1975 với nhiều đổi thay tiêu cực trên đời
sống của các thế hệ tiếp nối.
NDL: Trong số các ảnh hưởng của các chế độ chính trị đến nền
Văn Hóa Việt thì những ảnh hưởng nào được coi là “tích cực” và
ảnh hưởng nào bị coi là “tiêu cực”. Xin cho một vài thí dụ cụ thể.
LDC: (5.5 phút) Đề cập đến các chế độ chính trị lên nền
văn hóa Việt thì ảnh hưởng nào là tích cực và ảnh hưởng nào
là tiêu cực.
Từ chế độ lạc hầu, lạc tướng rồi đến chế độ mẫu hệ của
thời Văn Lang, chuyển qua chế độ phụ hệ của thời Âu Lạc,
con người dần dần tiến lên cấp độ “dân tộc” dưới các triều
đại độc lập kéo dài từ giữa thế kỷ thứ 10 đến giữa thế kỷ 20.
Kỷ cương phép nước theo khuôn thước quân chủ được hỗ
trợ bởi tầng lớp quan lại xuất thân từ “cửa Khổng, sân Trình”
của nền học cũ căn cứ trên chữ Hán, chữ Nôm, “tứ thư, ngũ
kinh”, để kén chọn nhân tài. Qua thời thuộc Pháp, kể từ hiệp
nước Patenôtre (1884), xã hội thay đổi từ gốc rễ, chính quyền
Pháp đã cho đào tạo lớp người giúp họ cai trị dân bản xứ
theo nền học mới của Tây Phương, lấy chữ Pháp và chữ Quốc
ngữ thay cho chương trình Hán Nôm của các thời vua chúa
thịnh trị trước đây. Người Pháp cố đào tạo một lớp người cai
trị mới theo Tây học để làm trung gian cho các quan cai trị
người Pháp nhưng với những quan niệm mới mẻ về tự do
dân chủ của Tây Phương đã thực sự thay đổi lên nếp suy nghĩ,
tư tưởng của giới trí thức Tây học và chính tầng lớp Tây học
này của Việt Nam là thành tố cho phong trào Cách Mạng đòi
độc lập cho đất nước sau đó. Những sinh viên yêu nước như
Nguyễn Thái Học (VNQDĐ), hay Trương Tử Anh (ĐVQDĐ)
đã xây dựng nên Chủ Nghĩa Tam Dân (dân tộc độc lập, dân
quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) hay chủ nghĩa “dân tộc
sinh tồn” để chống lại chủ thuyết của Cộng Sản (Đề tài “Tranh
Chấp Quốc Cộng” là đề tài cần nhiều thời gian để thảo luận
trong các cuộc Hội Thoại sau này).
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 255