Page 251 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 251
ăn mặc”, “văn hóa thờ cúng tổ tiên ông bà”, “văn hóa hôn
nhân”, “văn hóa mai táng”…
Khi có cách nhìn của từng góc cạnh văn hóa như thế
chúng ta rất dễ khẳng định rằng, nhiều khi thay đổi chế độ
chính trị mà văn hóa không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Khi văn
hóa được hiểu là cốt lõi của bản chất dân tộc, chẳng hạn việc
thờ cha kính mẹ, nghĩa tào khang (vợ chồng), thì qua bao
nhiêu lần thay ngôi đổi chủ từ phong kiến đến chế độ vua tôi,
đến dân chủ rồi qua Cộng Sản, quan niệm về việc thờ cúng tổ
tiên ông bà, cha mẹ, sự gắn bó vợ chồng con cái, là sợi chỉ nối
xuyên suốt qua nhiều thế hệ, có thay đổi với quan niệm tinh
thần gia tộc (ngày xưa) và chủ nghĩa cá nhân thực dụng (ngày
nay), nhưng cốt lõi của tình nghĩa gia tộc vẫn bền chặt qua
mọi thời đại. Việc thờ cúng tổ tiên ông bà, ngày giỗ, ngày Tết,
ngày chạp… vẫn không thay đổi nhất là ở thôn quê.
NDL: Cảm ơn anh. Thưa quý vị Phần 1 của chương trình Hội
Thoại của chúng tôi đến đây xin tạm ngưng. Chúng tôi sẽ trở lại sau
phần giải lao. Cảm ơn sự theo dõi của quý vị.
PHẦN 2:
NDL: Bây giờ xin mời quý vị theo dõi Phần 2 của buổi Hội
Thoại hôm nay. Chào anh Cai. Xin cảm ơn phần trình bày của anh
mới đây. Bây giờ đi sâu vào vấn đề một chút, dưới thể chế nào thì
nền văn hóa của người Việt bị ảnh hưởng sâu đậm nhất? Tôi muốn
nói đến phong tục, tập quán.
LDC: (7 phút) “Văn hóa” đề cập ở đây được hiểu theo
nghĩa rộng, bao gồm tất cả những sinh hoạt về kinh tế, chính
trị, giáo dục, xã hội… của con người. Cho nên chữ “phong
tục”, “tập quán” là hình thái văn hóa lâu đời, truyền qua
nhiều thế hệ.
- Phong tục (customs): còn được hiểu là tục lệ có nghĩa là
cách cư xử, làm việc, thói tục được mọi người chấp nhận từ
lâu đời.
- Tập quán (habits): thói quen thường lập đi lập lại hằng
ngày. Khi hành xử theo tập quán, có nghĩa là làm việc gì như
là một quán tính (không còn suy nghĩ).
Theo cách hiểu đó, thì dưới chế độ đô hộ của người Tàu
250 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai