Page 252 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 252
qua hơn 1.000 năm, nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng
nhiều nhất, đặc biệt là theo chế độ phụ quyền. Người gia
trưởng có quyền uy tuyệt đối ở trong nhà, còn người đàn bà
phải phục tùng gia trưởng (nhất nam viết hữu, thập nữ viết
vô). Mối tương quan trong gia đình, ngoài xã hội, phải theo
luân lý “tam cương, ngũ thường” (Vua là cương của bầy tôi,
cha là cương của con, chồng là cương của vợ. Ngũ thường là
nhân (benevolence), nghĩa (righteousness), lễ proprieties), trí
(wisdom), tín (fi delity)). Rồi còn phải theo “tam tòng” (trong
gia đình, người con gái phải theo cha, lấy chồng phải theo
chồng, chồng chết phải theo con (Tại gia tòng phụ, xuất giá
tòng phu, phu tử tòng tử)). Còn phải theo “tứ đức” là công,
dung, ngôn, hạnh nữa.
Trên đây là theo quan niệm của Nho gia. Còn dưới chế độ
thực dân, tinh thần gia tộc bị chủ nghĩa cá nhân lấn át. Theo
nhận định của Hoài Thanh và Hoài Chân trong “Một thời đại
trong thi ca”, tác giả viết: “Một xã hội suốt mấy ngàn năm kéo
dài, một cuộc sống gần như không thay đổi, về hình thức cũng
như về tinh thần, nhưng nhất đán một cơn gió mạnh bỗng từ
xa thổi đến. Cả một nền tảng xưa bị một phen điên đảo, lung
lay. Sự gặp gỡ phương Tây là một cuộc biến thiên lớn nhất
trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ” (trích “Thi nhân
Việt Nam”, trong Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia).
Với xã hội Việt Nam xưa, chúng ta chỉ biết có Khổng Tử,
Mạnh Tử, Lão Tử… Bây giờ đã tìm hiểu về tư tưởng tiến bộ
của Baron de Montesquieu, của JJ Rousseau, của Voltaire…
- Baron de Montesquieu sinh 1689, viết “De l’esprit de
lois” (Spirit of the Laws) ủng hộ tam quyền phân lập (Tư
Pháp, Hành Pháp, Lập Pháp).
- JJ Rousseau sinh 1712 tại Geneve, Thụy Sỹ, viết “The
social contract” (Principles of Political Right), kêu gọi canh tân
về chính trị, đẩy mạnh cuộc cách mạng Âu châu. Rousseau
khẳng định rằng, chỉ có nhân dân (với quyền uy tối thượng,
mới ban hành luật pháp chứ không phải là nhà vua (Only the
people, who are sovereign, have that all-powerful right)).
- Voltaire (triết gia Pháp) (1694-1778) thì cho rằng chính
lý trí và khoa học mới là nền tảng của sự tiến bộ của nhân loại,
chứ không phải là tôn giáo. Ông tham dự vào phong trào cải
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 251