Page 248 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 248

thành trên dòng lịch sử Việt đều để lại một dấu ấn sâu đậm lên
          nền văn hóa của đất nước qua dọc dài của lịch sử.

               NDL: Nhìn vào lịch sử Việt nam, anh thấy nước Việt đã trải
          qua bao nhiêu lần thay đổi chế độ và mỗi chế độ có ảnh hưởng đến
          đời sống văn hóa của người Việt ra sao? Xin đơn cử một vài thí dụ.
               LDC: (6 phút) Chúng ta thường nghe đến câu nói, “Việt
          Nam trải qua 4.000 năm văn hiến”. Câu nói này là câu nói
          khoa đại để biểu lộ lòng tự hào của dân tộc nhưng kỳ thực lịch
          sử Việt Nam có một đoạn đường hình thành dài lâu như vậy
          hay không? Đây quả thật là một vấn đề cần bàn thảo và các
          sử gia vẫn chưa có kết luận dứt khoát. Tuy nhiên, theo các sử
          gia thời trước thì lịch sử Việt tộc kể từ thời nước Văn Lang (từ
          2.879 trước CN, đến thế kỷ thứ 3 TCN) của các vua Hùng với
          thành Cổ Loa kiên cố, khởi đầu giai đoạn của một chế độ tập
          quyền gia trưởng. Buổi đầu các thị tộc Lạc Việt còn là những
          bộ lạc đặt dưới quyền của một tù trưởng và khi thị tộc Lạc
          Việt đến vùng Bắc Việt thì khuynh hướng tập trung bắt đầu
          rồi một chế độ phong kiến sơ sài hình thành với Lạc Vương
          đứng đầu, có Lạc Hầu, Lạc Tướng, Bố Chính, giúp Vương cai
          trị, cát cứ các thái ấp lớn nhỏ rồi thống nhất thành nước Văn
          Lang. Trong cuốn, “Les Grandes époques de L’Indochine”,
          Bulletin de la S.E.M du Tonkin, tome XV_No 2, pp 281_287,
          ông L. Finot đã viết: “Dân Văn Lang trước thế kỷ thứ 2 và thứ
          3 còn sống trong trạng thái gia đình mẫu hệ (matriarcat) và
          có tục đàn bà góa phải tái giá với anh em chồng” (Phạm Văn
          Sơn, “Việt Sử toàn thư”, nxb Đại Nam, tái bản tại Glendale,
          California, không đề năm, trang 34).
               Cho đến khi Thục An Dương Vương lên thay các Vua
          Hùng biến nước Văn Lang thành Âu Lạc tương đối có quy
          cũ hơn (đây là sự kết hợp của bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt vào
          nửa sau thế kỷ thứ 3 TCN). Xã hội Âu Lạc cũng như Văn Lang
          trước đó đều là xã hội văn minh nông nghiệp với cơ sở hạ
          tầng là công xã nông thôn (danh từ của các sử gia Mác-xít hay
          dùng) nhưng dưới thời Âu Lạc, chế độ mẫu hệ đã chuyển qua
          chế độ phụ hệ (patriarcat) theo quan niệm của người Tàu dưới
          thời Triệu Đà đến cai trị nước ta, khởi sự cho một thời kỳ Bắc
          Thuộc kéo dài hơn 1.000 năm. Mãi cho đến trận chiến thắng


                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 247
   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253