Page 250 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 250

của đời sống xã hội Việt Nam lắm. Ở đây chúng ta có thể chọn
          lựa một lãnh vực thuộc về “văn hóa y phục” để thấy tác động
          của chính trị lên cách ăn mặc như thế nào? Từ trước trong
          xã hội Việt Nam ở miền Bắc vì chịu ảnh hưởng cách ăn mặc
          của Trung Hoa, đàn bà thường mặc váy. Từ năm 1744, chúa
          Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi Vương, tức Võ Vương, đã cho
          thay đổi phẩm phục quan lại, còn chú trọng thay đổi y phục
          của dân chúng, điển hình là dân Đàng Trong đã bỏ “váy” để
          mặc “quần”. Qua năm Kỷ Hợi (1829), vua Minh Mạng ban
          hành chiếu chỉ cấm dân miền Bắc không được mặc váy, phải
          mặc quần như dân Đàng Trong, cho nên mới có câu ca dao:
               Tháng Tám có chiếu Vua ra,
               Cấm quần không đáy người ta hãi hung.
               Không đi thì chợ không đông,
               Đi thì phải lột quần chồng, sao đang?
               (Võ Hương An, “Từ điển nhà Nguyễn”, Tập II, tái bản lần
          thứ 1 (2014), nxb Nam Việt, CA, tr. 286, 287)
               Một ví dụ khác, xã hội Việt Nam thời trước,  đàn ông
          thường mặc áo dài, khăn đóng, để râu và búi tóc, nhưng từ
          ngày người Pháp đến đô hộ vào cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế
          kỷ 20 thì thanh niên thường cắt tóc ngắn, mặt quần short, bỏ
          áo vô quần, đi xăng đan hay đi giày, thay vì đi guốc mộc như
          trước (xin xem thêm Đào Duy Anh, “Việt Nam Văn Hóa Sử
          Cương”, nxb Bốn Phương, tái bản 1951, không thấy đề nơi
          xuất bản). Ngay sau ngày 30/04/1975, khi Cộng Sản chiếm
          đóng miền Nam, họ ra lệnh cho giới phụ nữ không được mặc
          áo dài, chỉ mặc quần dài đen và áo bà ba, ngay cả các giáo viên
          cũng không được ăn mặc theo kiểu của chế độ miền Nam. Sau
          này dần dà, đến 13 năm sau (1988), dân chúng tự động thay
          đổi lại cách ăn mặc như trước và đã lôi kéo luôn dân miền Bắc
          ăn mặc theo lối miền Nam.

               NDL: Có khi nào thay đổi chế độ chính trị mà văn hóa không bị
          ảnh hưởng không?
               LDC: (5 phút) Tùy chúng ta đề cập đến dạng văn hóa
          nào hay nói đúng hơn ta giới hạn nghĩa rộng của “văn hóa”
          lại. Chẳng hạn có thể nói đến từ “văn hóa chính trị” (political
          culture), hay “văn hóa ẩm thực”, “văn hóa giải trí”, “văn hóa


                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 249
   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255