Page 254 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 254
Kỳ (1864), ở Bắc Kỳ (1915), ở Trung Kỳ (1919) và hướng nền
giáo dục theo Tây học. Chính nền giáo dục sử dụng chữ quốc
ngữ này đã chiếm thế thượng phong trong xã hội Việt Nam
từ cuối thế kỷ thứ 19 và về sau này với hòa ước Patenôtre
(1884), Pháp đã đánh dấu sự toàn thắng của đế quốc Pháp
trên toàn lãnh thổ Việt Nam và sự suy vong hoàn toàn của chế
độ phong kiến Việt Nam vào cuối thể kỷ 19. Theo chân người
Pháp, đạo Công Giáo cũng được hoạt động tự do, không bị
cấm đoán như dưới triều đình nhà Nguyễn, nhất là dưới thời
Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
Từ đây Nam Kỳ được đặt dưới sự cai trị của Thống
Đốc (Gouverneur) và đã thành xứ thuộc địa của Pháp. Bắc
Kỳ có viên Thống Sứ (Résident Supérieur du Tonkin) điều
hành. Trung Kỳ thì được đặt dưới quyền của viên Khâm Sứ
(Résident Supérieur de l'Anam) dù ở đây còn có vua và triều
đình nhưng chỉ còn là hư vị mà thôi. Tóm lại kể từ hậu bán
thế kỷ 19, các việc lớn nhỏ đều do người Pháp nắm giữ hết.
Vì vậy, nếp sống vật chất và tinh thần dần dần cũng thay đổi
theo quan niệm văn hóa và chính trị của các nhà thực dân
đế quốc này. Về văn hóa, cái học của Tây Phương có phần
khoáng đạt và có tinh thần dân chủ hơn. Quan niệm “Vua là
Thiên tử” (con trời) dần dà thay đổi qua “dân vi quý, xã tắc
thứ chi, quân vi khinh”. Cổ võ cho sự đổi mới của xã hội Việt
Nam trong giai đoạn này, có sự xuất hiện của nhóm Tự Lực
Văn Đoàn với Nhất Linh, Khải Hưng… qua chủ trương “đoạn
tuyệt quá khứ” để tiến về tương lai trong xã hội mới. Trong
thời gian 80 năm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp, xã hội
Việt Nam đã thực sự thức tỉnh. Trận đệ nhị thế chiến bùng nổ,
cũng như nhiều quốc gia bị trị khác của vùng Đông Nam Á,
Việt Nam đã vùng dậy giành độc lập, khởi đầu bằng những
phong trào Việt Nam quốc dân Đảng, Đại Việt quốc dân Đảng
và Đông Dương Cộng Sản Đảng, hoạt động từ những năm
đầu của thập niên 1930. Ngày 09/03/1945, quân đội Nhật đã
đánh úp quân đội Pháp ở Đông Dương và chính phủ Trần
Trọng Kim ra đời thay thế nội các Phạm Quỳnh tại Huế, với
những thay đổi về Quốc kỳ và Quốc Ca để biểu dương nền
độc lập (cờ “quẻ ly” thay cờ “long-tinh”, vốn là dấu hiệu của
thời lệ thuộc). Bài “Tiếng gọi thanh niên” của sinh viên trường
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 253