Page 253 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 253

cách Âu Châu (Enlightenment Movement) thế kỷ thứ 18. Ông
           có câu nói bất hủ: “I may disagree with what you have to say,
           but I shall defend, to the death, your right to say it.”
               Chế độ thực dân Pháp đã sử dụng chữ quốc ngữ theo
           mẫu tự Latin, chứ không còn lối chữ tượng hình trong tiếng
           Hán, tiếng Nôm. Giới thanh niên Âu Hóa ít còn gần gũi với
           thơ bảy chữ của Bà Huyện Thanh Quan:
               “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
               Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
               Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
               Lác đác bên sông, rợ mấy nhà”
               hay song thất lục bát của bà Đoàn Thị Điểm trong Chinh
           Phụ Ngâm:
               “Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt,
               Khói cam tuyền mờ mịt thức mây.
               Chín tầng gươm báu trao tay,
               Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh…”
               mà bắt đầu làm quen với thơ mới tự do, không gò bó như
           trước. Tờ “Đông Dương tạp chí”, “Nam Phong tạp chí”… với
           sự cổ võ rộng rãi của tư tưởng mới thuộc Tây Phương, tiểu
           thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố chỉ trích cái hũ lậu của xã hội
           cũ, “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh kêu gọi đổi mới trong quan
           hệ nam nữ. “Tứ đức, tam tòng”, “tam cương, ngũ thường”
           bây giờ phải quan niệm lại với sự giải phóng giới phụ nữ. Sự
           ly dị vợ chồng, nay không còn là điều cấm kỵ. Nói tóm lại
           phong tục tập quán dưới thời đô hộ của Trung Hoa mặc dù ăn
           sâu mọc rễ trong xã hội Việt Nam ngày trước, nay với luồng
           gió mới của văn minh Tây Phương đã làm bật gốc cái xã hội
           đóng kín thời xưa.


               NDL: Về Phương diện tư tưởng thì sao? Chế độ nào đã làm
           thay đổi cách suy tư của người Việt?
               LDC: (7 phút) Khi Pháp đến đô hộ nước ta từ giữa thế kỷ
           thứ 19 đến 20, họ đã khiến xã hội Việt Nam thay đổi tận gốc
           rễ về phong tục tập quán như đã đề cập vừa rồi, nhưng về
           phương diện tư tưởng phải nói là một cuộc cách mạng thực
           sự làm thay đổi cái học cũ và cái học mới. Chính phủ bảo hộ
           (Pháp) đã bãi bỏ lối thi cử của triều đình nhà Nguyễn ở Nam


           252 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   248   249   250   251   252   253   254   255   256   257   258