Page 261 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 261

huyện Đông An, Hưng Yên), khiến địch quân phải lùi về cửa
           biển Thiên Trường. Nương đà thắng lợi này, vua Trần sai Trần
           Quang Khải chuẩn bị binh  đội  để giải phóng thành Thăng
           Long. Trận đáng thắng quân Thoát Hoan ở Chương Dương
           khiến địch quân phải bỏ Thăng Long chạy qua sông Hồng để
           giữ mặt Kinh Bắc (Bắc Ninh). Tại mặt trận Tây Kết, Toa Đô bị
           quân ta bắn tên trúng và cắt thủ cấp đưa về dâng vua Trần
           Nhân Tông, còn Ô Mã Nhi may mắn trốn thoát được về Tàu.
               Rồi tại trận Vạn Kiếp, quân Thoát Hoan đã không đương
           cự nổi với đại quân của ta, phải chui ống đồng để tàn quân kéo
           chạy về Tàu. Thế là chỉ trong vòng 6 tháng (từ tháng 12/1284
           đến 6/1285), 50 vạn quân Mông Cổ do Thoát Hoan chỉ huy đã
           bị đuổi ra khỏi bờ cõi nước ta. Quân dân Đại Việt lại oanh liệt
           chiến thắng sự xâm lăng của Nguyên Mông lần thứ hai (1284-
           1285).


           3. Chống xâm lăng Nguyên Mông lần thứ ba (1287-1288):
               Đại Nguyên là một quốc gia hùng mạnh, chưa từng nếm
           mùi thất bại trên đường xâm lược thế mà Thoát Hoan, con trai
           của Nguyên đế Hốt Tất Liệt đã phải cùng bại binh trở về trong
           tủi hổ. Nhà vua tức giận, ra lệnh bãi bỏ kế hoạch xâm lăng
           Nhật Bản đã được chuẩn bị từ trước để dồn toàn lực vào việc
           phục hận vua Trần.
               Tháng 12 năm 1287, Nguyên đế sai Thoát Hoan thống lĩnh
           đại binh hơn 30 vạn sang đánh nước ta, giả danh đưa phản
           thần Trần Ích Tắc về nước, lập làm An Nam Quốc Vương. Lần
           này cũng vẫn Hưng Đạo Vương thống lĩnh các vương hầu, chỉ
           huy toàn quân thủy bộ để phòng chống xâm lăng.
               Sách “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” của sử gia Ngô Sĩ Liên
           thuộc triều Lê khi đề cập đến cuộc xâm lăng lần thứ ba của
           quân Nguyên Mông đã kể lại:
               Được tin quân Nguyên lại sang xâm lược, Trần Nhân
           Tông hỏi Trần Hưng Đạo: “Thế giặc năm nay thế nào?”. Vị
           tướng thiên tài thống lĩnh toàn quân đó trả lời: “Nếu quân
           giặc lại sang thì quân ta đã quen đánh trận mà chúng thì sợ đi
           xa, lại bị thất bại của Hằng, Quán đe dọa, không có chí chiến
           đấu. Cứ ý thần xem thì tất thế nào ta cũng phá được chúng”.
           Khi quân Nguyên kéo vào biên giới, Trần Hưng Đạo lại nhận


           260 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266