Page 291 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 291

ĐI TÌM HÌNH ẢNH QUẢNG TRỊ
                QUA “Ô CHÂU, CẬN LỤC”

                            VÀ “ĐẠI NAM

                      NHẤT THỐNG CHÍ”








                Lời người viết: Theo anh Lê Hữu Thăng, người phụ trách điều
           hợp của tập Kỷ Yếu Quảng Trị thì hạn nộp bài cho Ban Biên Tập
           phải trước tháng 10/99. Trong thời gian này tôi để toàn bộ thời
           gian, ngoài giờ đi dạy học, để viết cho xong bộ sách biên khảo gồm
           2 tập dày khoảng 1.200 trang liên quan đến chiến tranh thời cận

           đại tại Việt Nam 1945-1975 (Conflict Between Nationalsm and
           Communism in Vietnam 1945-1975). Vừa hoàn tất xong phần tổng
           luận của bộ sách, tôi giao ngay qua cho nhà xuất bản của Ủy Ban
           Nghiên Cứu Lịch Sử Cận và Hiện Đại Việt Nam rồi khởi sự ngay
           bài viết về quê hương Quảng Trị mến yêu, nơi tôi đã sinh ra và lớn
           lên trong một thời ly loạn cho kịp hạn kỳ ấn hành của tập Kỷ Yếu.
           Bài viết này không mang tính cách hàn lâm của một công trình biên
           khảo, nghĩa là người viết không tham khảo đủ những tài liệu Sử học
           và Địa Lý học cân thiết để thể hiện toàn bộ các góc cạnh vào giai đoạn
           hình thành và phát triển của vùng đất mà ngày nay là dấu tích bám
           chặt trong trái tim của những người con đang lưu lạc ở quê người.
                Những bộ sách có đề cập đến vùng đất Quảng Trị viết vào thời
           xa xưa như “Ô Châu Cận Lục” của Dương Văn An vào giữa thế kỷ
           16, “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quý Đôn (giữa thế kỷ I8), “Phương
           Đình Dư Địa Chí” của Nguyễn Văn Siêu và đặc biệt là bộ “Đại
           Nam Nhất Thống Chí” hoàn tất vào đời Tự Đức là bộ sách Địa Lý
           học Việt Nam đầy đủ nhất dưới triều đại nhà Nguyễn. Nội dung bộ



           290 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296