Page 296 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 296
lá cây mà phụ nữ lúc sinh đẻ thường hái về sấy khô, sắc lại để
uống có vị đắng. Địa danh La Vang là do “lá vằng” đọc trại ra.
Năm 1935, Hội Đổng Giám Mục Việt Nam đã chọn La Vang
làm trung tâm hành hương toàn quốc và năm 1958, nhà thờ La
Vang được tôn lên Vương Cung Thánh Đường (5).
Đất Quảng Trị vốn là nơi địa linh nhân kiệt.
Trong hàng giáo phẩm cao cấp cả Phật Giáo lẫn Công
Giáo, Quảng Trị có nhiều bậc tu hành mà cả nước biết tiếng:
- Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết nguyên Viện Trưởng
Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
(Ngài là người Quảng Trị nhưng sinh ở làng nào, huyện nào thì
chúng tôi vẫn chưa rõ).
- Hòa Thượng Thích Đôn Hậu người làng Xuân An, xã
Triệu Thượng, quận Triệu Phong, xuất gia tu học ở chùa Tây
Thiên, Huế, giảng sư Phật Học Đường, nguyên chánh đại diện
miễn Vạn Hạnh, Viện Trưởng Viện Tăng Thống năm 1979.
- Thượng Tọa Thích Thiện Minh sinh quán tại làng Bích
Khê, Triệu Phong. Năm 1963, Ngài là trưởng phái đoàn Ủy
Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo để thương thuyết với phái
đoàn chính phủ dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm về vụ
Phật Giáo. Thượng tọa bị chế độ Cộng Sản bắt giam và chết
trong tù (1978).
- Hòa Thượng Thích Mẫn Giác quê ở làng Phương Lang
Đông, thuộc Triệu Phong, du học ở Nhật và Hoa Kỳ. Đỗ
Tiến Sĩ Triết Học, Giáo Sư Đại Học Huế, Sài Gòn, Vạn Hạnh,
nguyên Tổng Vụ Trưởng, Tổng Vụ Thanh Niên, hiện nay là
Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
- Đức Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn nguyên quán làng Cổ
Thành, Triệu Phong, được bổ nhiệm làm Giám Mục địa phận
Bùi Chu, một trong những địa phận đông đúc nhất của Công
Giáo tại miền Bắc. Ngài là một trong hai vị Giám Mục đầu tiên
người Việt Nam và là một nhà thông thái, đã biên soạn nhiều
sách vở, đặc biệt là bộ từ điển Pháp-Việt, Hán-Việt... Ngài qua
đời tại Bùi Chu năm 1952.
- Đức Giám Mục Lê Hữu Từ, quê ở làng Di Loan, Vĩnh
Linh. Năm 1945, ngài được phong Giám Mục Phát Diệm, một
trung tâm Công Giáo lớn ở miền Bắc. Ngài đã cho lập khu tự
trị Bùi Chu-Phát Diệm để vừa chống Pháp, vừa chống Cộng
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 295