Page 295 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 295
Cảnh ấy người chơi đâu vắng vẻ,
Nhắn cùng non nước mấy vẫn thơ.
- Chiến khu Tân Sở đời vua Hàm Nghi (1885): Chiến khu
Tân Sở này thuộc vùng Cùa, huyện Cam Lộ được Nguyễn Văn
Tường và Tôn Thất Thuyết xây dựng để chuẩn bị kháng chiến
chống Pháp. Theo nghiên cứu của Adolphe Delvaux trong
“Quelques précisions sur une période troublée de l’Impire
d’Annarn” thì “Tân Sở nằm cách huyện ly Cam Lộ khoảng 10 cây
số, trên đường đi Lao Bảo - Mai Lĩnh, trong một vùng đất cao gọi là
Cùa, Ba Lòng, dọc theo con sông Thạch Hãn từ Quảng Trị đi về phía
Tây. Chung quanh có ba lớp thành đất, trồng tre dày thành lũy kiên
cố, có những khoảng trống làm cửa ra vào gọi là cửa tiền, cửa hậu,
cửa tả, cửa hữu và cửa Ngọ Môn. Diện tích khoảng 3 mẫu Tây, bề
dài 548 mét, bề ngang 418 mét. Bên trong có kho chứa lương thực và
trại lính. Thành nội dài 165 mét, rộng 100 mét, có những ngôi nhà
làm bằng vật liệu nhẹ như tranh, tre, nứa... để làm chỗ tạm cho nhà
vua. Trại lính tàu tượng, kho kho súng đạn, súng đại bác, kho bạc…
đều ở trong thành” (3).
- Ái Tử là nơi trị sở đầu tiên của chúa Nguyễn Hoàng
trên bước đường Nam tiến, thuộc quận Triệu Phong, trên một
ngọn đổi dọc theo quốc lộ 1, từ thành phế Quảng Trị đến Đông
Hà, cách khoảng 4 cây số so với tỉnh ly.
- Chùa Sắc Tứ: Nằm trên tuyến đường xe lửa Bắc Nam,
gần chân núi Trường Sơn thuộc làng Ái Tử, quận Triệu Phong.
Ngôi chùa này có từ đời Hậu Lê do nhà sư Chí Khả từ Trung
Hoa đến truyền đạo và lập nên. Nơi đây đã đào tạo nhiều nhà
tu hành đạo cao đức trọng. Vua Thiệu Trị đã ban cho một bức
hoành phi sơn son thếp vàng có đề 5 chữ “Sắc Tứ Tịnh Quang
Tự” (Sắc tứ là chữ vua ban, Tịnh, TT Tự là tên chùa) (4).
- Đền thờ Đức Mẹ Lavang: Đền thờ này nguyên có từ
năm 1789 dưới thời Tây Sơn, theo lời truyền tụng thì thời bấy
giờ, người Công Giáo bị đàn áp khốc liệt nên một số đã trốn
chạy vào rừng và được Đức Mẹ hiện ra an ủi. La Vang xưa kia
là nơi rừng núi hoang vu, có nhiều thú dữ và đặc biệt có nhiều
“lá vằng”, nằm cách tỉnh lỵ Quảng Trị 4 cây số và cách kinh đô
Phú Xuân (Huế) 58 cây số về hướng Bắc. Phường “Lá Vằng”
được ghi tên trong sử địa bộ của làng Cố Vưu được lập vào
đời nhà Lê và được quản tu lại đời Gia Long. Lá vằng là loại
294 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai