Page 301 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 301

đến chức Phụ Chính đại thần hay Thượng Thư triều đình; sau
           này lại có các vị làm Tổng Bộ Trưởng.... và có vị là Viện Sĩ Hàn
           Lâm Viện Pháp. Quả là điều hãnh điện chung cho con cháu
           của vùng đất địa linh nhân kiệt này. Xin kể ra một số vị tiêu
           biểu sau đây (7):
               - Trần Đình Ân, quê ở làng Hà Trung, Gio Linh, Quảng
           Trị, là một trong những người có công giúp chúa Nguyễn mở
           mang miền Nam, chống lại họ Trịnh ở phương Bắc. Tương
           truyền ngôi mộ dòng họ Trần Đình phát đến 12 đời Thượng
           Thư nhưng vì Pháp làm đường xe lửa cắt đứt long mạch, Mỹ
           và Nhật đánh nhau ném bom trúng tổ đình, từ khi Việt Minh
           lên 1945, thì dòng họ này suy tàn. Thời Tự Đức có Trần Đình
           Túc, Thượng Thư, ký tên trong hiệp ước với Harmand, đại
           diện nước Pháp. Sau này có Trần Đình Bá, Trần Đình Phát
           thời Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại...
               -  Phan Văn Thúy, quê  ở làng  Đạo  Đầu, Triệu Phong,
           Quảng Trị, làm Hậu Quân  Đô Thống tước Chương Nghĩa
           Hầu. Con trai của ông là Phan Văn Oánh lấy An Thường công
           chúa, con gái thứ tư của vua Minh Mạng. Phan Văn Thúy là
           người đào sông Vĩnh Định nối lãnh thổ Quảng Trị và Thừa
           Thiên và đem quân bảo hộ Ai Lao. Con cháu nhiều người đỗ
           đạt, làm quan; Ở Huế có Cụ Phan Văn Dật, một học giả có
           tiếng, dạy Đại Học.
               - Nguyễn Hữu Thận người làng Đại Hòa, Triệu Phong,
           Quảng Trị, từng làm quan với Tây Sơn, sau về cộng tác với
           Gia Long, làm đến Thượng Thư Bộ Lại,  nhiều lần đi sứ Trung
           Hoa, giỏi toán học và thiên văn, được người Tàu kính nể. Thời
           Minh Mạng, ông đã tới 80 tuổi mà vẫn được vua cho người về
           tận làng mời vào hỏi han việc nước. Con cháu ông là Nguyễn
           Hữu Hanh, nguyên Thống  Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Việt
           Nam, hội viên Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Thế Giới và
           Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.
               - Nguyễn Văn Tường, quê ở làng An Cự, Triệu Phong,
           Quảng Trị, Thượng Thư Bộ Lại, tước Quận công, Phụ Chính
           Đại Thần, Cơ Mật Viện, bị Pháp đày qua Tahiti năm 1885, chết
           được đưa về chôn ở quê.
               - Nguyễn Hữu Bài, quê ở làng Cao Xá, Gio Linh, Quảng
           Trị, Thượng Thư Bộ Lại, Phụ Chính Đại Thần, Viện Trưởng


           300 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   296   297   298   299   300   301   302   303   304   305   306