Page 303 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 303
II. QUẢNG TRỊ QUA “ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ”
VÀ “Ô CHÂU CẬN LỤC”:
Vùng đất Quảng Trị, quê hương thân yêu của chúng ta
ngày nay, vốn là đất của dân tộc Chiêm Thành ngày xưa.
Dưới đời vua Lý Thánh Tông, nhà vua đã cho lệnh tiến
đánh Chiêm Thành là một lân quốc về phương Nam vào năm
1069. Quân Chiêm đại bại và vua Chiêm Thành là Chế Củ bị
bắt, phải cắt đất ba châu: châu Địa Lý, châu Ma Linh và châu
Bố Chính (tức đất Quảng Bình và Quảng Trị ngày nay) dâng
cho vua Việt.
Năm 1306, vua Chiêm Thành là Chế Mân vì muốn cưới
nàng công chúa Huyền Trân xinh đẹp nên xin dâng hai châu
Ô và châu Rí để làm sính lễ (hồi đó dân gian đã truyền tụng
hai câu ca:
“Tiếc thay cây quế giữa rừng,
Để cho thằng mán, thằng mường nó leo”)
Năm 1307, vua Trần Nhân Tôn đổi châu Ô làm châu
Thuận (gồm đất Phong Điền, Triệu Phong và Hải Lăng), đổi
châu Rí thành châu Hóa (gồm Quảng Điền, Hương Trà, Diên
Phước, Hòa Vang). Cả hai châu đều thuộc lộ Thuận Hóa.
Tháng 10 năm Mậu Ngọ (1558), dưới thời vua Lê, chúa
Trịnh, Nguyễn Hoàng được cử vào trấn nhậm đất Thuận Hóa,
lập dinh ở Ái Tử thuộc phủ Triệu Phong. Địa danh “Quảng
Trị” xuất hiện từ năm 1804. Đời Gia Long gọi là dinh Quảng
Trị. Năm 1831, Minh Mạng đổi dinh thành trấn, sau đổi thành
tỉnh. Qua thời Tự Đức lại cải làm đạo nhưng đến 1876 lại đổi
thành tỉnh trở lại.
Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” viết về đạo Quảng Trị
như sau:
Ở cách phủ (Thừa Thiên) 89 dặm lệch về phía Bắc. Đông
Tây cách nhau 166 dặm, Nam Bắc cách nhau 127 đặm; phía
Đông đến biển, lại giáp địa giới huyện Phong Điền 29 dặm,
phía Tây đến bảo Trấn Lao ở địa giới chín châu 137 dặm, phía
Nam đến địa giới sách Ba Hí huyện Phong Điền 42 dặm, phía
Bắc đến địa giới tỉnh Quảng Bình 85 dặm. Nguyên là đất quận
Nhật Nam đời Hán, sau là đất châu Ô và châu Ma Linh của
Chiêm Thành; đời Lý, lấy châu Ma Linh đổi đặt châu Minh
Linh; đời Trần lại lấy châu Ô đặt châu Thuận và đặt 4 huyện là
302 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai