Page 305 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 305

huyện Lệ Thủy của Quảng Bình 17 dặm.
               -  Huyện  Địa Linh (nay là huyện Gio Linh), cách trị sở
           Quảng Trị 25 dặm về phía Bắc; Đông Tây cách nhau 37 dặm,
           Nam Bắc cách nhau 33 dặm; phía Đông đến biển 12 dặm, phía
           Tây đến địa giới huyện Thành Hóa 25 dặm, phía Narn đến địa
           giới huyện Đăng Xương 17 dặm, phía Bắc đến địa giới huyện
           Minh Linh 16 đặm.
               - Huyện Thành Hóa (nay là huyện Cam Lộ), cách trị sở
           Quảng Trị 30 dặm về phía Tây Nam; Đông Tây cách nhau
           138 đặm, Nam Bắc cách nhau 229 dặm; phía Đông đến địa
           giới 2 huyện Hải Lăng và Đăng Xương 20 dặm, phía Tây đến
           địa giới châu Na Bôn 118 dặm, phía Nam đến địa giới châu
           Thượng Kế 210 dặm, phía Bắc đến địa giới huyện Địa Linh 19
           dặm.
               Chín châu gồm châu Mường Vang, châu Na Bôn, châu
           Thượng Kế (tức Mường Nong), châu Tâm Bồn (tức Mường
           Phong), châu Mường Bổng (tức Nậm Nan), châu Ba Lan (tức
           Pha Lan), châu Tá Bang (tức Pha Bang), châu Xương Thịnh
           (tức Xiêng Hem), châu Làng Thìn (tức Mường Phin). Theo Đại
           Nam Nhất Thống Chí đời vua Minh Mệnh thứ 8, dân đinh của
           9 châu gồm cả thảy là 10.733 người (hầu hết là dân tộc miền
           núi ngụ cư) (10).
               Như trong lịch sử  đã ghi lại, năm 1069 vua Lý Thánh
           Tông xuống chiếu xuất quân và thân chinh đi đánh Chiêm
           Thành vì họ thường hay quấy phá ở biên giới. Lý Thường Kiệt
           được cử làm nguyên soái đem 5 vạn quân đi tiên phong theo
           đường biển để tiến vào đất Chàm. Quân Chiêm không địch
           nổi và đại quân Lý Thường Kiệt đã vào đến kinh đô Trà Bàn
           (Bình Định), vua Chàm là Chế Củ cùng bộ thuộc bị bắt, giải
           về Thăng Long (Hà Nội). Vua Chế Củ xin dâng ba châu Bố
           Chính, Địa Lý và Ma Linh, tuy nhiên người Chàm chống lại
           việc nhượng đất này nên đã tìm cách ở lại trên đất đã nhượng
           gần 6 năm (1069-1075).
               Năm 1074 quân Chàm lại ra quấy phá một lần nữa và
           cũng bị Lý Thường Kiệt dẹp tan (1075), lần này thì người
           Chiêm Thành tại ba châu nói trên đã tự động ra đi và nhà
           Lý vào năm 1075 đã xuống chiếu chiêu mộ dân tới ở. Đây là
           đợt Nam tiến thứ nhất. Nhiều người ở miền Bắc, nhất là dân


           304 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   300   301   302   303   304   305   306   307   308   309   310