Page 302 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 302
Cơ Mật Viện, Quận Công dưới thời Duy Tân, Khải Định, khi
vua Khải Định chết, Bảo Đại còn du học ở Pháp. Ông thay
vua điều khiển việc nước, đối phó với Pháp. Ông không chịu
cho Tây đào mả các vua nhà Nguyễn để tìm vàng nên thời đó
có câu: “Đày vua không Khả, Đào mả không Bài”... Ông lập
nhiều nhà mồ côi, xây nhà thờ Phước Môn, ông cũng nổi tiếng
văn chương, có tập thơ Phước Môn do ông Thái Văn Kiểm
sưu tầm.
- Thái Văn Toản, quê làng Quy Thiện, Hải Lãng, Quảng
Trị. Thượng Thư, hiện con cháu ở khắp nơi trên thế giới.
- Lê Trinh, người làng Bích La Đông, Triệu Phong, Quảng
Trị, đậu phó bảng khoa Ất Hợi 1875, làm quan đến Thượng
Thư dưới triều Duy Tân, Khải Định.
Nói về quan lớn trong triều đình có lúc trong một thời
mà có đến bốn ông Thượng Thư người Quảng Trị (triều đình
chỉ có 6 Thượng Thư), đó là dưới triều Duy Tân, Khải Định:
Nguyễn Hữu Bài, Thái Văn Toản, Lê Trinh và một người họ
Trần Đình... Cả nước thiếu gì nhân tài mà ghế Thượng Thư
dân Quảng Trị chiếm hết, vì thế mới nói là địa linh nhân kiệt
được.
Ngoài ra, Quảng Trị còn có những nhân vật tài ba lỗi lạc
về các lãnh vực văn chương tư tưởng, âm nhạc và hội họa,
chẳng hạn:
- Tiến Sĩ Trần Minh Triết, người Cam Lộ, được bầu vào
Viện Hàn Lâm Pháp. Ông Triết là người Á Châu duy nhất có
chân trong viện Hàn Lâm Pháp được bầu thay thế cho viện sĩ
Lord Halley người Anh (làm phó vương ở Ấn Độ khi ông này
qua đời).
- Họa Sĩ Lê Bá Đảng, sinh năm 1929 tại làng Bích La Đông,
Triệu Phong. Là một danh họa và một trường phái đặc biệt
được thế giới khâm phục.
- Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ nổi danh trong nước và trên thế
giới, quê ở làng Bích Khê, Triệu Phong, Quảng Trị (3).
- Ông Lê Cao Phan, Họa Sĩ, Điêu Khắc Gia nổi danh trên
thế giới, ông đồng thời cũng là một thi sĩ, có tác phẩm xuất
bản. Báo chí trong nước và thế giới đã viết nhiều về ông.
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 301