Page 227 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 227

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


           giờ trước khi có hiệu lực. Thế nhưng đến sáng hôm ấy vẫn chưa
           thấy công bố gì. Tôi điện thoại hỏi Tòa đại sứ thì được biết văn
           phòng báo chí đã đóng cửa để ăn Tết và Tổng thống Thiệu đã về
           ăn Tết ở Mỹ Tho, tức quê vợ, bà Thiệu.
                 Làm như vậy thì thật là bực mình, chính phủ VNCH phải chịu
           một phần trách nhiệm về việc này. Trong thâm tâm nhiều người đã
           thấy xuất hiện nỗi lo sợ nhưng vì ngày Tết nên họ cố che dấu. Quá
           lo lắng, tôi điện thoại cho Cao Văn Viên nhiều lần để báo cho ông
           ta  biết  đặng  cho  binh  sĩ  đề  cao  cảnh  giác.  Tôi  nói  với  đại  sứ
           Bunker rằng không cách nào hơn, Hoa Kỳ nên đơn phương tuyên
           bố  hủy  bỏ  cuộc  hưu  chiến  tại  phiá  Bắc.  Chiều  hôm  ấy  Barry
           Zorthian tổ chức họp báo và công bố quyết định này". (10)
                 Diễn tiến của cuộc tổng công kích, theo tài liệu của cộng sản,
           thì được thực hiện qua ba đợt: từ 30-1-68 đến 23-2; từ 4-5-68 đến
           19-5 và đợt ba từ 17.8 đến 30-9-68 với qui mô rộng lớn.
                Đợt I (từ 30-1-68 đến 23-2-1968): kéo dài hơn 23 ngày. Đêm
           30-1-68 và rạng ngày 31-1-68 (tức đêm giao thừa ở Hà Nội nhưng
           đã là đêm mùng một Tết ở Sài Gòn), các lực lượng vũ trang của
           CSBV  đã  tiến  công  đồng  loạt  trên  khắp  các  chiến  trường  miền
           Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn (họ nói là có nổi dậy nhưng
           thực ra không có cuộc tổng nổi dậy nào của nhân dân miền Nam
           được ghi nhận cả).
                 Tại Huế, Việt cộng làm chủ nhiều nơi, tổ chức được  "chính
           quyền cách mạng", chiếm giữ trong 25 ngày từ đêm 31-1 đến 23-2-
           68. Cờ của cộng quân đã treo lên ở kỳ đài Phú Văn Lâu trong thời
           gian chiếm đóng.
                 Tại  Sài Gòn, Việt Cộng đã tiến công vào tận các vị trí quan
           trọng như tòa Đại Sứ Mỹ, dinh Độc Lập, bộ Tổng Tham Mưu, bộ
           Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, Tổng Nha Cảnh Sát, Đài Phát Thanh,
           sân bay Tân Sơn Nhất, sở chỉ huy của sư đoàn Bộ Binh Hoa Kỳ số
           1, 9, 15, 101.
                Nhiều thị xã khác như Kontum, Pleiku, Buôn Mê Thuột, Quảng
           Trị,  Biên  Hòa,  Bến  Tre,  Mỹ  Tho....  đều  bị  Việt  cộng  tấn  công.
           Ngoài ra, các căn cứ quân sự và sân bay, kho quân nhu, kho xăng,
           bến tầu đều bị tấn công như ở Long Bình, Nhà Bè, Liên Chiếu, Đà
           Nẵng, Chu Lai,  Phú Bài, Qui Nhơn, Sóc Trăng.... Các hệ thống

                                          226
   222   223   224   225   226   227   228   229   230   231   232