Page 222 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 222
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
súng đầu tiên vào hàng ngũ tướng lãnh tham nhũng, đã nêu đích
danh các tướng tham nhũng, và đòi Tổng thống Thiệu phải loại
những tướng lãnh đó ra khỏi quân đội, là một nghị sĩ Công Giáo.
Nghị sĩ đó được sự tán đồng vô cùng qúy giá của nghị sĩ Phạm
Nam Sách, chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Định Chế, khi ông này đứng
lên ngay sau đó, tố cáo đại tướng Cao Văn Viên. Lời tố cáo của
ông đã làm rung động miền Nam.
2.- Tháng 5-1970, "sắc luật kiệm ước" của hành pháp, một sắc
luật vi hiến, đã được đặt lên thảm xanh của Thượng Viện, dưới
quyền chủ tọa của cụ Nguyễn Văn Huyền. Ngày 30-6-70, người đã
đứng ra kiện trước Tối Cao Pháp Viện để hủy bỏ sắc luật đó, đã tự
biện hộ chống lại Hành Pháp trước Tòa, và đã thắng kiện, là một
nghị sĩ Công Giáo, Nguyễn Văn Chức.
3.- Năm 1971, luật bầu cử Tổng thống đòi các ứng cử viên phải
được chữ ký giới thiệu của ít nhất 10 nghị sĩ dân biểu, hoặc 20
nghị viên. Các nghị sĩ trong liên danh Bông Huệ của luật sư
Nguyễn Văn Huyền và một số nghị sĩ Công Giáo có uy tín đã từ
chối không ký giấy giới thiệu liên danh Dân Chủ của ông Nguyễn
Văn Thiệu và Trần Văn Hương, mặc dù ông Hương là một nghị sĩ
trong liên danh Bông Huệ, và mặc dù hai ông Thiệu, Hương đã hết
sức nài nỉ.
4.- Ngày 22-9-71, Thượng Nghị Viện dưới sự chủ tọa của chủ
tịch Nguyễn Văn Huyền, đã biểu quyết chống lại cuộc độc diễn
của liên danh Thiệu - Hương. Thượng Viện đã khuyến cáo Hành
Pháp nên hoãn lại ngày bầu cử (được ấn định vào ngày 3 tháng 10-
1971) và tổ chức lại cuộc bầu cử để khỏi mất mặt chế độ quốc gia
miền Nam. Những nghị sĩ bỏ phiếu chống lại cuộc bầu cử (tỷ số
phiếu 28/3) gồm đa số Công Giáo và các nghị sĩ trong liên danh
Hoa Sen.
5.- Ngày 6 tháng 10-1972, Thượng Nghị Viện bầu chủ tịch cho
niên khóa 1973, Hành Pháp đã đưa nghị sĩ Trần Trung Dung ra
tranh cử để nắm Thượng Viện và điều động định chế này phục vụ
Hành Pháp, nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền đã đánh bại Hành Pháp với
số phiếu 30/25, nhờ sự ủng hộ của đa số nghị sĩ Công Giáo và các
nghị sĩ liên danh Hoa Sen. Tài liệu còn lưu trữ tại Thư Viện Quốc
Hội Mỹ ghi nhận về cuộc bầu cử ấy như sau: "An opponent of
Thieu, senator Nguyen Van Huyen was re-elected chairman of the
221