Page 217 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 217
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
14.- Tổng trưởng Xã Hội và Tỵ Nạn: bác sĩ Nguyễn Phúc Quế
15.- Tổng trưởng Cựu Chiến Binh: bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng
16.- Tổng trưởng Lao Động: giáo sư Phó Bá Long
17.- Tổng trưởng Phát Triển Sắc Tộc: ông Paul Nur
18.- Tổng trưởng Tư Pháp: ông Huỳnh Đức Bửu
19.- Bộ trưởng Phủ Thủ tướng: ông Đoàn Bá Cang
20.- Bộ trưởng phủ Thủ tướng đặc trách liên lạc Quốc Hội: giáo
sư Nguyễn Văn Tường
21.- Thứ trưởng Ngoại Giao: ông Phạm Đăng Lâm
22.- Thứ trưởng Giáo Dục đặc trách Đại Học và Chuyên Môn:
ông Trần Lưu Cung
23.- Thứ trưởng Giáo Dục đặc trách đệ nhị, đệ nhất và phổ
thông: giáo sư Lê Trọng Vinh
24.- Thứ trưởng Giáo Dục đặc trách Thanh Niên Học Đường:
luật sư Hồ Thới Sang
25.- Thứ trưởng Văn Hóa: giáo sư Bùi Xuân Bảo
26.- Thứ trưởng Thương Mại: ông Nguyễn Chánh Lý
27.- Thứ trưởng Công Kỹ Nghệ: ông Võ Văn Nhung
Đặc điểm của chế độ Đệ II Cộng Hòa là đã có được một
Thượng Nghị Viện với nhiều nhân vật lỗi lạc và nhiều chính trị gia
có bản lãnh. Thượng Viện là một nơi mà nhiều khuynh hướng
chính trị đã hiện diện trong cuộc tranh cử, cùng với sự tham dự của
các đại diện tôn giáo như Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Phật
Giáo Hòa Hảo. Các đảng phái như Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đại
Việt Duy Dân, Đại Việt Cách Mạng, Tân Đại Việt, Việt Nam Quốc
Dân Đảng, các nhóm như Caravelle, Phục Hưng Miền Nam, Liên
Trường... đều đã có mặt ngay từ đầu. Kết qủa như đã trình bày có 6
liên danh đắc cử trong tổng số hơn 50 liên danh ra tranh cử trong
cuộc đua tương đối tự do và dân chủ theo nhận xét của nhiều nhà
hoạt động chính trị có tiếng tăm đương thời.
- Liên danh Công Nông Binh: do hai tướng Trần Văn Đôn và
Tôn Thất Đính đứng đầu cùng một số chính trị gia khác, trong số
này có hai đảng viên Đại Việt là Trần Điền và Đặng Văn Sung, và
một đảng viên Duy Dân là Thái Lăng Nghiêm; và một số vị như
Krorot, Hồng Sơn Đông, Trịnh Quang Qũy, Lê Văn Thịnh, Phạm
216