Page 215 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 215

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


           chủ, được hình thành qua cuộc bầu cử tương đối tự do (qua sự phê
           bình của các chính trị gia đối lập như ông Phan Quang Đán, giáo
           sư Nguyễn Ngọc Huy, như đã đề cập trong mục III, đoạn I của
           chương  II), tuy nhiên tướng Nguyễn Văn Thiệu, người lãnh đạo
           nền Đệ II Cộng Hòa, chỉ được đào luyện để cầm quân trên chiến
           trường, chứ không được đào luyện để trở thành một nhà lãnh đạo
           quốc gia  đúng  nghĩa.  Nhà  lãnh  đạo  phải  có  quá  trình  đấu  tranh
           cách mạng cần có và kiến thức đầy đủ về nền chính trị quốc nội,
           phải có viễn kiến thật xa và thật rộng về nền chính trị quốc tế. Và
           trên tất cả phải là một con người đầy đủ đảm lược, thanh liêm và
           chính trực. Người đó phải có tài dụng nhân và quy tụ được chung
           quanh mình các cộng sự uyên thâm về các lãnh vực quản trị công
           quyền và quản trị xã hội.

                                      ĐOẠN I
                    Đệ II Cộng Hòa với cuộc tổng công kích
                               Tết Mậu thân (1968).

           I.- Vài đặc điểm của nền Đệ II Cộng Hòa
               Hiến Pháp nền Đệ II Cộng Hòa do Quốc Hội Lập Hiến (bầu ra
           vào ngày 11-9-1966) soạn thảo và chung quyết rồi được ban hành
           ngày 1-4-1967 mà không đem ra "trưng cầu dân ý". Bản văn Hiến
           Pháp này (gồm 117 điều khoản) là văn kiện cơ bản khai sinh ra nền
           Đệ II Cộng Hòa, theo đó nguyên tắc phân quyền được qui định:
           Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp.
               -  Lập Pháp không như dưới thời  Tổng thống Ngô Đình Diệm
           với chỉ một Viện độc nhất, mà theo mô thức của Quốc Hội Hoa
           Kỳ: Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện. Thượng Viện gồm 60
           ghế được bầu theo liên danh (mỗi liên danh gồm có 10 ứng cử
           viên), bầu vào ngày 3-9-67 và được bầu trên toàn quốc với nhiệm
           kỳ 6 năm: nhưng nhiệm kỳ đầu tiên phải bốc thăm khi đến hạn kỳ
           3 năm (30 vị bốc thăm trúng sẽ ở lại thêm 3 năm nữa), còn sẽ tổ
           chức bầu lại bán phần Thượng Viện vào năm 1970, và cứ 3 năm
           bầu lại bán phần Thượng Viện. Hạ Nghị Viện gồm 127 ghế được
           bầu theo từng đơn vị ở cấp tỉnh với nhiệm kỳ 4 năm; nhiệm kỳ đầu
           được bầu vào ngày 22-10-1967.
                                          214
   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220