Page 218 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 218
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
Nam Trường.
- Liên danh Công Ích và Công Bình Xã Hội: với Nguyễn Văn
Huyền, Mai Văn Hàm, Trần Hữu Phương, Lê Phát Đạt, Vũ Minh
Trân, Trần Tư Bân, Lâm Hạp, Lâm Văn On, Lê Văn Thông,
Nguyễn Huy Chiểu.
- Liên danh Đại Đoàn Kết: với Nguyễn Gia Hiến, Phạm Văn
Triển, Hoàng Kim Quy, Lê Văn Đồng, Trần Văn Quang, Vũ Ngọc
Ánh, Nguyễn Hữu Tiến, Bùi Văn Giải, Đỗ Quang Giai, Trần Ngọc
Nhuận.
- Liên danh Trời Việt: với Huỳnh Văn Cao, Phạm Văn Ba, bà
Nguyễn Phước Đại, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Văn Chuân, Lê
Tấn Bửu, Trương Tiến Đạt, Hoàng Thế Phiệt, Trần Cảnh, Vòng A
Sáng.
- Liên danh Bông Lúa: với Nguyễn Ngọc Kỷ, Hoàng Xuân Tửu,
Nguyễn Văn Kỷ Cương, Trần Thế Minh, Nguyễn Văn Ngải, Phạm
Nam Sách, Võ Văn Truyện, Mai Đức Thiệp, Nguyễn Văn Mân,
Tôn Thất Uẩn. Đây là liên danh độc nhất của một đảng chính trị
được bầu vào Thượng Nghị Viện (thuộc đảng Đại Việt Cách Mạng
do ông Hà Thúc Ký lãnh đạo).
- Liên danh Đoàn Kết Để Tiến Bộ: với Trần Văn Lắm, Trần
Trung Dung, Trần Chánh Thành, bà Nguyễn Văn Thơ, Phạm Như
Phiên, Nguyễn Phượng Yêm, Đoàn Văn Cừu, Trần Ngọc Oành,
Đào Đăng Vỹ, Nguyễn Văn Chức.
Một bài học chính trị được rút ra trong cuộc bầu cử Thượng
Nghị Viện kỳ này là người Công Giáo tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ so
với khối Phật Giáo nhưng đã đưa được 4 liên danh do tín đồ Công
Giáo đứng thụ ủy (Nguyễn Văn Huyền, Nguyễn Gia Hiến, Huỳnh
Văn Cao, Trần Văn Lắm) vào được Thượng Viện ấy là nhờ khối
Công Giáo hết sức đoàn kết, bỏ phiếu rất kỷ luật theo sự hướng
dẫn của các vị lãnh đạo tinh thần của họ.
Khi đề cập đến chế độ quốc gia miền Nam thời đệ nhi Cộng
Hòa, luật sư Nguyễn Văn Chức, cựu Thượng Nghị Sĩ, đã đưa ra
nhận xét:
"Chế độ quốc gia miền Nam thời đệ nhị Cộng Hòa, đã nhận
được sự đóng góp tích cực của nhân dân thuộc mọi tầng lớp, tôn
giáo và chánh kiến.
Điều đáng nói là: hầu hết những nhân vật chính trị tên tuổi tại
217