Page 221 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 221

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


           diễn đàn Thượng Viện tố cáo đích danh đại tướng Cao Văn Viên là
           tham nhũng mà chính luật sư Chức đã kể lại trong cuốn sách "Việt
           Nam  Chính  Sử"  của  ông  (sđd,  tr.  526).  Thêm  nữa,  tại  Hạ  Nghị
           Viện  (pháp  nhiệm  II  -  1971-75).  Nhóm  Quốc  Gia  đối  lập  khối
           Thân Chính được hình thành gồm dân biểu Nguyễn Văn Kim (phó
           trưởng nhóm), dân biểu Nguyễn Tuấn Anh, dân biểu Nguyễn Đức
           Cung, dân biểu Dương Minh Kính (thuộc Đại Việt) cùng một số
           dân biểu đối lập khác nữa như Nguyễn Văn Bình (trưởng nhóm),
           Nguyễn Trọng Nho, Vũ Công Minh, Nguyễn Ngọc Bảy, Nguyễn
           Minh  Đăng,  Đỗ  Sinh  Tứ,  Nguyễn  Văn  Cử  và  Đặng  Văn  Tiếp.
           Nhóm Quốc Gia Hạ Viện này đã là thành phần nòng cốt của Phong
           trào Chống Tham Nhũng của linh mục Nguyễn Hữu Thanh (1974-
           75). Nhóm Quốc Gia Hạ Viện này năm 1972 đã cực lực chống lại
           luật ủy quyền cho Tổng thống Thiệu được phép ban hành các sắc
           luật về các lãnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng và tài chánh
           trong  tình  trạng  chiến  tranh,  trong  khi  các  dân  biểu  thân  chính
           quyền đã ủng hộ dự luật phi dân chủ này.
               Tháng 10-1974, dân biểu Nguyễn Đức Cung, tại diễn đàn Hạ
           Viện đã mạnh mẽ tố cáo tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, tư lệnh Vùng
           IV bao che cho tham nhũng khi số lính ma, lính kiểng tại vùng IV
           lên đến 60.000 người. (2)
                Phải  nói  rằng  Quốc  Hội  thời  Đệ  II  Cộng  Hòa,  đặc  biệt  là
           Thượng Nghị Viện với vị chủ tịch là luật sư Nguyễn Văn Huyền đã
           tạo được uy tín và gây được niềm tin trong quần chúng, được sự
           ủng hộ mạnh mẽ của giới báo chí. Với tư cách là đặc phái viên của
           nhật báo Sống do nhà văn Chu Tử chủ biên, người viết đã thường
           có mặt ở Thượng Viện và thấy rằng nhận xét sau đây của luật  sư
           Nguyễn Văn Chức rất đáng tin cậy:
                 "Trong những năm tháng đầu tiên của nền  Đệ II Cộng Hòa.
           Thượng Nghgị Viện đã biểu tượng cho kỷ cương quốc gia, và đã là
           cái thắng ngăn chận phần nào những lộng hành của các tướng lãnh
           mới lên cầm quyền. Những sự viện điển hình sau đây đã chứng
           minh điều đó.
               1.- Ngày 20-4-1970, vấn đề "tướng lãnh tham nhũng" đã được
           nghiêm  chỉnh  đặt  lên  thảm  xanh  của  Thượng  Nghị  Viện,  dưới
           quyền chủ tọa của chủ tịch Nguyễn Văn Huyền, người đã bắn phát

                                          220
   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225   226