Page 42 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 42
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
John F. Kennedy).(50)
III.- Tổng thống Kennedy với cuộc chiến Việt Nam
Kennedy đã tuyên thệ nhậm chức ngày 20-1-1961 khi ông
mới 43 tuổi. Thời kỳ này, chiến tranh lạnh (la guerre froide) tương
đối êm dịu vì Nikita Krouchtchev tổng bí thư đảng cộng sản Liên
Xô sau khi đề xướng phong trào hạ bệ Staline 1956, đã quay qua
hòa hoãn với Tây phương. Chỉ còn có những "cuộc chiến nóng"
tức những cuộc "chiến tranh giải phóng" tại một số quốc gia nhỏ
bé trong đó có ba nước Đông Dương. Trong diễn văn nhậm chức,
Tổng thống Kennedy tuyên bố: "Trả bất cứ giá nào, chịu bất cứ
gánh nặng nào, đương đầu với bất cứ thử thách nào ủng hộ tất cả
các người bạn, đánh phá tất cả các kẻ thù, để tự do được duy trì và
thắng lợi" . Ngày 23-3-1961 trong một cuộc họp báo tại Hoa Thịnh
Đốn, Kennedy xác định "nếu cộng sản cướp quyền của chính phủ
Lào trung lập thì cố nhiên sự an ninh của toàn thể vùng Đông Nam
Á và luôn cả Hoa Kỳ sẽ bị vi phạm.... Tôi biết rằng tất cả mọi
người dân Hoa Kỳ đều cương quyết bảo vệ sự tự do và an ninh của
thế giới tự do và của chúng ta." (51).
Tình hình Lào như đã trình bày ở phần trên ngày càng trở nên
phức tạp. Ngày 8-8-1960, đại úy nhảy dù Kong Le, xu hướng trung
lập, đưa hoàng thân Souvanna Phouma trở lại cầm quyền ở Vạn
Tượng, Phoumi Nosavan bèn ủng hộ hoàng thân Boun Oum Na
Champassak lập chính phủ thiên hữu ở Savannaket (được CIA Mỹ
ủng hộ). Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Mỹ nhóm Phoumi Boun Oum
đã chiếm lại được Vạn Tượng và Luang Prabang, đuổi nhóm
Phouma - Kong Le về Khang Khay. Như vậy tại Lào giờ này có 3
phe phái đang chống nhau: Boun Oum thiên hữu (được Mỹ ủng
hộ), Souphanouvong thiên tả (có cộng sản ủng hộ) và Phouma -
Kong Le trung lập. Tài liệu sử của cộng sản để lại cho thấy sự can
thiệp của Bắc Việt, Trung Cộng và Liên Xô vào nội tình của Ai
Lao như sau:
"Cuộc chiến ờ Lào bùng nổ. Tháng 9-1960, CSVN đưa quân
tinh nhuệ giúp Pathet Lào tiến công giải phóng. Năm 1961, giải
phóng Cánh Đồng Chum, Xiêng Khoảng, thị xã Phong Xá Ly, Tha
Viêng, Vang Viêng, Tha Thưm... Thủ tướng chính phủ Liên hiệp
sau cuộc chính biến, yêu cầu Liên Bang Xô Viết đưa sang một
41