Page 41 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 41
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
Vẫn thi hành nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng Lao Động Việt Nam, tháng 7-1959 Hà Nội cho tổ chức hải
đoàn 759 để các giang thuyền, xuất phát từ những hải cảng Bắc-
Trung Việt, chở quân nhu, võ khí vào những bờ biển, những cửa
sông Nam Việt và nhất là vào hải cảng Sihanoukville của Cao
Miên (trong vịnh Kompong Som, khánh thành ngày 2-4-1960), cố
nhiên là với sự chấp thuận và đánh thuế của vua Norodom
Sihanouk, qua trung gian phái đoàn Ca Văn Thỉnh.
Vua Sihanouk kể rằng các vũ khí chở đến hải càng
Sihanoukville được chia 1/3 cho chính phủ Miên, 2/3 cho Việt
Minh, chưa kể những hối lộ khác cho tướng Lon Nol, tham mưu
trưởng,v.v... (48)
Lê Trọng Văn, siêu mật vụ của Ngô Đình Nhu, đã đưa ra nhận
xét:
"Vì chính sách sai lầm của nhà Ngô về mặt ngoại giao (năm
1956-59), nên sau này CSVN đã lợi dụng được điểm đó để dùng
Miên làm bàn đạp xây dựng cơ sở hậu cần để tiếp tế cho các cuộc
tấn công vào miền Nam Việt Nam. Nhưng chưa ai hiểu rõ căn
nguyên nào mà anh em ông Diệm đã làm mất miền Nam, thì đọc
vụ Dap Chhuon này, chắc chắn sẽ hiểu là... nếu không có đất Miên
làm căn cứ địa (tức là thánh địa bất khả xâm phạm - sanctuaire
inviolable), thì không có cách nào Hà Nội xâm nhập miền Nam ồ
ạt được trong đầu thập niên 1960. Đó cũng chính là lý do để Tổng
thống Nixon đã ra lệnh oanh tạc và đổ bộ lên đất Miên để phá các
cứ địa của Hà Nội (tháng 3-1969 rồi trong hai tháng, từ 30-4 đến
30-6-1970) (49).
Khi cộng sản Bắc Việt đã tạo được cho mình những khu an
toàn trong nội địa Lào và Kampuchia (để từ đó theo đường mòn
Hồ Chí Minh đưa quân xâm nhập vào miền Nam và bắt đầu đẩy
mạnh các cuộc tấn công quy mô vào quân đội VNCH) và trước áp
lực quân sự ngày càng gia tăng của cộng sản Bắc Việt (từ vụ tấn
công một trung đoàn thuộc sư đoàn 21 tại Trảng Sụp cách Tây
Ninh khoảng 12 cây số ngày 26-1-60 đến vụ chiếm đóng tỉnh lỵ
Phước Thành 17-9-61 do Trần Văn Trà chỉ huy), chính quyền Ngô
Đình Diệm buộc phải thay đổi sách lược chống cộng để phù hợp
với sự đổi thay sách lược của chính quyền Mỹ (từ thời Tổng thống
40