Page 43 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 43
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
trung đoàn và lập cầu không vận để tiếp tế cho Lào, gồm vũ khí và
bộ binh." (52)
Do sự giàn xếp của Averell Harriman, cố vấn của Kennedy, ba
vị hoàng thân Lào đã gặp nhau tại Zurich (Thụy Sĩ) ngày 22-6-
1961; rồi tại Phnom Pênh (Cao Miên) vào tháng 8, rồi tại Ban Hin
Heup (Ai Lao, giữa Vạn Tượng và Vang Vieng) vào tháng 10-61.
Cuối cùng họ đã đi đến một thỏa hiệp được gọi là thỏa hiệp "Tam
hoàng" ngày 12-6-62 dẫn tới một chính phủ Liên hiệp tay ba. Phe
trung lập do hoàng thân Souvannan Phouma nắm ghế Thủ tướng
và gồm 8 thành viên, phe hữu do Phoumi nắm phó Thủ tướng và
gồm 4 thành viên, phe tả do Souphanouvong nắm phó Thủ tướng
gồm 4 thành viên và có Quinima Phosena nắm tổng trưởng ngoại
giao.
Vẫn do dàn xếp của Harriman và với sự hỗ trợ của ông tổng
thư ký Liên Hiệp Quốc là Dak Hammarskjold, 14 quốc gia có liên
hệ với Ai Lao được triệu tập tại Genève để thảo luận và ký một
tuyên cáo xác nhân và bảo đảm tính cách trung lập của nước Lào.
Họp từ tháng 5-1961, nhưng tuyên cáo chỉ được ký ngày 23-7-
1962.
14 quốc gia là (theo thứ tự A, B, C): Birmanie, Cambodge,
Canada, Chine, Etats République, Démocratique du Viet Nam
(Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Việt Minh đại diện bới Ung Văn
Khiêm) và République du Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa, đại
diện với Vũ Văn Mẫu) (53).
Tuy nhiên nền trung lập của Ai lao đã không được cộng sản
Bắc Việt tôn trọng và Mỹ đã không có phản ứng nào mạnh mẽ để
ngăn chận. Chính Richard Nixon, Tổng thống Hoa Kỳ đã kể lại
trong cuốn "No More Vietnam":
"Tất cả các quốc gia đều tôn trọng bản hiệp định, trừ một: Bắc
Việt.
Năm 1962 Việt Minh đã có tới 7.000 bộ đội hoạt động tại Lào,
nhưng khai rằng họ chỉ có 40 người để cho hồi hương. Còn bao
nhiêu đều đổ dồn vào đoàn 559 để xây dựng hệ thống vĩ đại đường
xá xuống Nam Lào, Cao Miên để vào Nam Việt, tức là đường mòn
Hồ Chí Minh.
42