Page 48 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 48
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
một tỷ lệ rất nhỏ, rồi vụ Vinh Con heo và Lào, sự dọa nạt của lãnh
tụ cộng sản Nikita Krushchev tại Vienna, sự lấn tới của phe cộng
sản như tại Bá Linh trong sự diễn tiến của "chiến tranh lạnh". TT
John F. Kennedy và em trai ông tức tổng trưởng tư pháp Robert
Kennedy tức nhân vật quan trọng nhất trong chính phủ sau Tổng
thống, bác bỏ khuyến cáo gửi quân sang miền Nam vì đối với hai
ông, vấn đề Việt Nam không thuộc vào loại vấn đề hàng đầu của
Hoa Kỳ, như ông Robert Kennedy đã từng nói với ký giả Stanley
Karnow rằng "Chính quyền phải giải quyết hàng ngày 20 vấn đề
loại Việt Nam" (60). Nhưng sau này, ông Robert Kennedy thừa
nhận rằng vị Tổng thống anh ông đã không đào sâu vấn đề Việt
Nam và đã cho trôi qua một cách có thể hiểu là hời hợt.
Đến ngày 22-11-1961, Tổng thống Kennedy
quyết định chính sách của Hoa Kỳ về Việt
Nam trong Chỉ Thị Hành Động An Ninh Quốc
Gia (National Security Action Memorandum,
viết tắt NSAM, số 111). Chính sách này tăng
thêm số cố vấn Mỹ và chiến cụ, rồi gửi thêm
sang một số đơn vị không quân yểm trợ, như
trực thăng với phi công và nhân viên bảo trì,
các phi đoàn thám thính và khu trục phóng
pháo. Nhưng theo tác giả John M. Newman,
NSAM số 111 không có gì bảo đảm tối hậu của Hoa Kỳ là cứu
giúp Nam Việt Nam khỏi hiểm họa bị cộng sản thôn tính (61).
Việc Hoa Kỳ gửi sang Việt Nam một số lớn cố vấn quân sự và
các đơn vị không quân, đã khiến phe cộng sản lên tiếng tố cáo
mạnh mẽ. Để đối lại, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã cho công bố một
Bạch Thư vào tháng 12-1961, tố giác cộng sản Hà Nội gây chiến
tranh nên Hoa Kỳ phải can thiệp.
Tuy thế sự can thiệp của Hoa Kỳ vẫn có tính cách giới hạn.
Chính quyền Mỹ cũng không đáp ứng lời yêu cầu của TT Diệm về
việc ký kết một hiệp ước phòng thủ song phương như Hoa Kỳ đã
ký kết với Đại Hàn. Theo nhận xét của GS Hoàng Ngọc Thành thì
"Ông Diệm thấy cần có một hiệp ước như vậy để Hoa Kỳ sẽ không
bỏ rơi Nam Việt Nam. Người Mỹ thấy có lợi cho họ hơn nếu
47