Page 49 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 49
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
không ký kết gì cả về pháp lý để toàn quyền hành động như không
bị ràng buộc. Họ viện trợ miền Nam tùy theo nhu cầu của nền an
ninh chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ. Họ có thể đòi hỏi, yêu sách
Tổng thống Diệm mỗi lần tăng viện trợ, và Hoa Kỳ có thể rút khỏi
miền Nam khi hết cần dùng xứ này làm tiền đồn chống cộng sản,
hoặc nhượng bộ cộng sản và bỏ rơi xứ này nếu có lợi cho họ hơn
như chính quyền Mỹ của thời Nixon-Kissinger, Ford và Quốc Hội
Mỹ làm sau này. Điều này cho thấy trong bang giao quốc tế, giữa
các nước đồng minh với nhau, xứ này lợi dụng xứ kia tối đa, dù
cùng một mục tiêu chính trị trong một giai đoạn và cần mặc cả, đòi
hỏi nhau tối đa để bảo vệ quyền lợi và an ninh của mình; nếu
không, dù là đồng minh khổng lồ vẫn bỏ rơi một đồng minh nhỏ
bé, trong "danh dự" không thương tiếc và không hổ thẹn gì cả."
(62)
Trong khi đó, cộng sản Bắc Việt cũng gia tăng cường độ xâm
nhập vào miền Nam qua nhiều ngã khác nhau: theo đường mòn Hồ
Chí Minh, theo hải cảng Sihanoukville và bây giờ còn tiếp tế cả
luôn băng đường hàng không. Phi cơ Liên Xô từ các căn cứ tại Bắc
Việt đã bay thả dù tiếp tế cho các đơn vị cộng sản tại Cao nguyên
Trung phần và Tổng thống Diệm vào giữa tháng 3-1962 đã lên
tiếng tố cáo rằng phi cơ Liên Xô, do phi công Trung Cộng và Bắc
Việt lái, đã thả dù tiếp tế cho phe cộng sản trên lãnh thổ Nam Việt
Nam và ông yêu cầu TT Kennedy cho tăng thêm các hoạt động của
không quân Mỹ và bắn hạ các phi cơ Xô Viết bay trên lãnh thổ
VNCH. Từ ngày 20-3-1962, đài ra-da của Mỹ gần Pleiku phát hiện
ra các phi cơ Xô Viết đang bay trên không phận Nam Việt Nam
gần biên giới Cao Miên. Ngày 22-3-1962, TT Kennedy ra lệnh các
phi cơ khu trục Mỹ loại F-102 và TF-102 từ căn cứ không quân
Clark Field ở Phi Luật Tân bay sang Tân Sơn Nhất và có nhiệm vụ
bắn hạ các phi cơ Xô Viết nào đang thả dù tiếp tế cho cộng sản
trên lãnh thổ miền Nam. (63)
Để đối phó với chiến cuộc ngày càng gia tăng của cộng sản,
chính phủ Kennedy đồng ý thiết lập Bộ chỉ huy Quân sự Hoa Kỳ
tại Sài Gòn ngày 8-2-1962 với danh hiệu là "Military Assistance
48