Page 50 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 50

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


             Command in Vietnam" (gọi tắt là MACV) để thay thế cho phái bộ
             cố vấn quân sự Hoa Kỳ đã có mặt tại Việt Nam từ cuối năm 1950
             với  tên  gọi  là  "Military  Assistance  Advisory  Group"  (gọi  tắt  là
             MAAG). Tuy nhiên cuộc chiến tranh mà TT Kennedy đang thực
             hiện tại Việt Nam được đặt dưới sách lược "tham dự giới hạn",
             không có sự hoạt động của các đơn vị tác chiến bộ binh. Các sử gia
             Mỹ gọi sách lược can dự của TT Kennedy ở Việt Nam là "cuộc
             hợp tác hạn chế" (Limited Association), còn các sử gia cộng sản
             Bắc  Việt  thì  gọi  là  cuộc  chiến  tranh  Việt  Nam  dưới  thời  TT
             Kennedy là "cuộc chiến tranh đặc biệt".

                                       ĐOẠN III
                       Sự thay đổi sách lược chống cộng của
                            chính quyền Ngô Đình Diệm

             I.- Sự độc tài gia đình trị của chế độ Ngô Đình Diệm:
                   Chính quyền Ngô Đình Diệm được sử sách ghi nhận như là
             một chế độ độc tài gia đình trị. Trên danh nghĩa, Ngô Đình Diệm là
             Tổng thống nhưng trong thực tế, các anh em của ông mới thật sự là
             những người nắm quốc quyền trong tay.
                  Trước hết  là Giám mục Ngô Đình Thục. Kể từ khi ông Ngô
             Đình Khôi qua đời, Ngô Đình Thục được mọi người trong gia đình
             gọi là "quyền huynh thế phụ" nhất là ông Diệm (người đã được
             ông Thục đưa đi xuất ngoại qua Nhật, qua La Mã, rồi qua Mỹ để
             tiếp xúc với chính giới Hoa Kỳ) thì rất coi trọng Giám mục Ngô
             Đình Thục. Tòa Giám Mục Vĩnh Long và sau này Tòa Tổng Giám
             Mục Huế nơi ông Thục quản nhiệm đã trở thành một thứ "triều
             đình siêu vương quốc" với đầy đủ mọi quyền lực như cách nói của
             Đỗ Mậu  trong "Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi". Các viên
             chức của ba ngành Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp nhiều người
             thường  đến  cầu  cạnh  Đức  Cha.  Đại  tá  Phạm  Ngọc  Thảo  được
             Giám mục Thục nâng đỡ và đã tạo được uy thế lớn sau này dưới
             chính quyền Diệm.
                    Ông Lê Trọng Văn kể lại: "Hàng năm, những dịp lễ lớn quốc
             gia, hàng hàng lớp lớp từ dân biểu, tổng bộ trưởng, tỉnh trưởng,
             tướng tá đều xuống Vĩnh Long để mong được qùy hôn chiếc nhẫn


                                            49
   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55